DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

8 LÝ DO KHÔNG PHẢI LO LẮNG KHI ĂN CHẤT BÉO BÃO HÒA

Share Ngày đăng: 10:49:38 - 29/05/2016 - Số lượt người xem: 3420

Từ ngàn năm nay, loài người đã ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Cách đây mấy thập kỷ, những loại chất béo bị coi là kẻ thù của sức khỏe con người, và là thủ phạm của các căn bệnh về tim mạch, béo phì. Nhưng ngày nay, người ta đã đưa ra bằng chứng chứng tỏ không phải chất béo nào cũng là thủ phạm gây bệnh. Nghiên cứu cho biết sử dụng chất béo bão hoà không phải lo lắng gì nữa.

1. Tăng kích thước LDL Cholesterol:

Cholesterol đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống.

Cholesterol có chức năng chống đỡ các màng tế bào. Nó tạo ra những loại hormone như cortisol, testosterone và estradiol. Không có Cholesterol, chúng ta không thể nào sống được. Cơ thể chúng ta đã phát triển nên một cơ chế hoạt động vô cùng tỉ mỉ, phức tạp để sản xuất ra cholesterol; đảm bảo rằng chúng ta luôn ở trong trạng thái đủ lượng cholesterol.

Nhưng một phân tử protein mang cholesterol đi vào máu, Low Density Lipoprotein (LDL) làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch.

Tuy nhiên, những thông tin mới cho thấy có những phân nhóm LDL như sau:

* LDL nhỏ, đặc: những hạt nhỏ, đặc có thể xâm nhập dễ dàng qua thành động mạch.

* LDL lớn: những hạt lớn và được phủ nhiều lông tơ như những quả bóng cotton. Những loại hạt này vô hại đối với tim mạch.

Chất béo bão hòa tăng phân loại của LDL ... nghĩa là đối với những chất béo bão hòa, tác dụng làm tăng hàm lượng cholesterol là không có căn cứ.

Tóm lại: Chất béo bão hòa chỉ làm tăng một lượng không đáng kể loại LDL lớn, là một phân loại LDL lành tính, không gây hại đến tim mạch.

2. Chất béo bão hòa tăng HDL cholesterol:

Người ta thường lo lắng khi dùng loại chất béo bão hòa mà ít có ai để ý rằng, loại chất béo này cũng tác dụng lên một loại cholesterol khác đó là: HDL.

HDL (High Density Lipoprotein) được biết đến là một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe. Nó có chức năng vận chuyển choleterol từ các động mạch đến gan để bài tiết ra ngoài hoặc tái sử dụng. Hàm lượng HDL càng nhiều, nguy cơ bạn bị các chứng về tim mạch càng ít. Các chất béo bão hòa làm tăng lượng HDL.

Tóm lại: Ăn chất béo bão hòa để tăng lượng HDL cholesterol trong máu nhằm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch.

3. Chất béo bão hòa không gây ra các vấn đề về tim

Một hãng thông tấn có uy tín năm 2010 có đăng một mục tổng hợp phân tích dữ liệu của 21 nghiên cứu từ tổng cộng 347.747 cá nhân. Họ phát hiện chẳng có bất cứ mối liên hệ nào giữa chất béo bão hòa với các vấn đề về tim mạch cả.

Những nghiên cứu bài bản khác muốn có một cái nhìn tổng thể hơn, nhưng sau những nghiên cứu, tìm hiểu, họ hoàn toàn không phát hiện ra bất cứ bằng chứng nào cho mối lo ngại này.

Có ý kiến cho rằng chất béo bão hòa gây ra bệnh tim. Giả thuyết này dựa vào những nghiên cứu chưa đầy đủ được thực hiện bởi những nhà khoa học còn mang nặng thành kiến.

Bằng cách nào đó quan điểm cho rằng chất béo bão hòa gây ra bệnh tim lại ăn sâu vào suy nghĩ của công chúng. Các phương tiện truyền thông lẫn các chuyên gia về sức khỏe cũng chấp nhận nó như một thực tế rằng “chất béo bão hòa gây tắt động mạch”.

Tóm lại: Hoàn toàn chưa có bằng chứng nào cho thấy ăn chất béo bão hòa có liên quan đến bệnh tim mạch. Đó chẳng qua là một giả thuyết chưa từng được chứng minh.

4. Chất béo bão hòa có thể giảm nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ do tổn thương mạch máu não, mô não đột ngột và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra những biến chứng về bại liệt và tử vong ở các nước phương Tây.

Thực tế thì đột quỵ là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong ở những nước có thu nhập cao và trung bình, chỉ sau bệnh tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung nạp chất béo bão hòa có liên quan đến việc giảm được nguy cơ bị đột quỵ mặc dù kết luận này không phải lúc nào cũng được thể hiện qua những con số.

Tóm lại: Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Vài nghiên cứu cho thấy dùng chất béo bão hòa có thể giảm được nguy cơ bị đột quỵ.

5. Ở nhiệt độ cao, chất béo bão hòa không dễ gây hại cho sức khỏe

Chất béo bão hòa ít bị oxy hóa hơn chất béo không bão hòa.Chất béo không bão hòa, đặc biệt là polyunsaturates chứa nhiều liên kết đôi và vì thế dễ bị oxy hóa.

Khi được đun nấu ở nhiệt độ cao, chất béo không bão hòa phản ứng với oxy, chúng sẽ sản sinh ra độc tố và có mùi bất thường. Vì thế, chất béo bão hòa như bơ, dầu dừa là những lựa chọn phù hợp khi bạn cần nấu ăn ở nhiệt độ cao.

Tóm lại: Nếu muốn nấu nướng thức ăn ở nhiệt độ cao, chất béo bão hòa là lựa chọn hàng đầu bởi vì chúng tương đối ổn định, không dễ bị phản ứng ở nhiệt độ cao.

6. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Có rất nhiều loại thực phẩm có ích cho sức khỏe tồn tại dưới dạng chất béo bão hòa. Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và giàu vitamin hòa tan trong chất béo.

Những loại thực phẩm điển hình như: thịt, trứng, gan động vật, các sản phẩm từ sữa có hàm lượng đạm cao. Quan trọng là chúng ta nên ăn những loại thịt động vật mà được nuôi tự nhiên (cho ăn cỏ chẳng hạn). Bò nuôi cho ăn cỏ, trứng từ gà vịt chăn thả thì thịt sẽ chứa nhiều dinh dưỡng hơn là nuôi công nghiệp. Chúng chứa nhiều vitamin hòa tan chất béo như vitamin A, E, K2.

Tóm lại: Những loại thực phẩm sạch từ thịt chứa chất béo bão hòa thường giàu dinh dưỡng và nhiều vitamin hòa tan hòa tan trong chất béo.

7. Chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa rất tốt cho những người muốn giảm cân

Chúng ta thường nghe rằng ăn nhiều chất béo sẽ làm ta mập lên. Điều đó chỉ đúng một nửa.

Chúng ta sẽ mập lên nếu dùng nhiều chất đường và carbohydrate tinh. Còn chất béo thì không làm ta mập lên được. Ăn nhiều chất béo bão hòa và ít lượng carbohydrate cũng mang lại hiệu quả trái ngược.

Một khẩu phần ăn có ít lượng carbohydrate mà chứa nhiều chất béo bão hòa thực tế giúp cho bạn giảm cân tốt hơn là ăn ít chất béo. Và cả những dấu hiệu sinh học cũng được cải thiện tốt hơn.

8. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa có nhiều hương vị hấp dẫn

Thịt xông khói, phomat, trứng, bơ... Chất béo bão hòa làm cho cuộc sống có nhiều hương vị. Sẽ rất tẻ nhạt nếu thiếu chúng. 

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác