DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

MÁY ĐO HUYẾT ÁP CÁ NHÂN CHO KẾT QUẢ SAI TỚI 7/10 LẦN

Share Ngày đăng: 10:16:16 - 28/06/2017 - Số lượt người xem: 2541

 

Hàng triệu người lớn tuổi hiện nay thường tự kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp cá nhân tại nhà để theo tình trạng sức khoẻ của mình

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới tại Canada cho thấy những dữ liệu từ các thiết bị này thường cho kết quả không chính xác và có thể khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm.

Một nhóm nghiên cứu do Jennifer Ringrose, thuộc Đại học Alberta ở Calgary, đã kiểm tra hàng chục máy đo huyết áp tại nhà được sử dụng bởi 85 bệnh nhân, có độ tuổi trung bình là 66.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy các thiệt bị này có sai số trong khoảng 5 mmHg với xác suất khoảng 70%. Sai số trong khoản 10 mmHg có xác suất 30%.

Sự không chính xác đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người - Ringrose nói.

"Theo dõi số đo huyết áp có thể làm giảm hậu quả của căn bệnh cao huyết áp. Vì thế, chúng ta cần đảm bảo rằng các số liệu từ máy đo huyết áp cá nhân phải chính xác."

Một chuyên gia của Hoa Kỳ về bệnh tiểu đường và những rủi ro liên quan về tim mạch đã đồng ý rằng những phát hiện này rất đáng lo ngại.

Tiến sĩ Robert Courgi - chuyên gia chăm sóc bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Southside của Northwell ở Bay Shore, N.Y nói: "Nghiên cứu này làm nổi bật vấn đề tại sao rất khó để chữa bệnh cao huyết áp.”

Nếu các số liệu từ máy đo huyết áp ở nhà chính xác hơn, cơ hội để điều trị thành công huyết áp cao sẽ tốt hơn", ông nói.

Vậy có lẽ những ai đã mua những chiếc máy này nên vứt chúng đi? Có thể không. Theo Ringrose, có một số cách để giảm thiểu sai số với các thiết bị này.

Thứ nhất, bà nói, "so sánh số liệu đo huyết áp tại nhà với số liệu tại phòng khám trước khi chỉ dựa vào các số liệu từ máy đo huyết áp tại nhà".

Ngoài ra, "điều thực sự quan trọng là phải thực hiện vài lần đo huyết áp và đưa ra các quyết định điều trị cơ bản dựa trên những số liệu này", Ringrose nói thêm.

Cô nói thêm: “Thiết bị theo dõi huyết áp tại nhà vẫn có thể rất hữu ích, vì nó giup bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị.  Mặt khác nó cũng hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng có một bức tranh tổng thể về huyết áp của bệnh nhân, thay vì chỉ là một kết quả duy nhất được đo tại một thời điểm nhất định".

Theo các chuyên gia nghiên cứu, Raj Padwal, các bệnh nhân không nên bắt đầu hoặc thay đổi liệu trình điều trị huyết áp dựa trên một hoặc hai lần đo được thực hiện tại một thời điểm duy nhất trừ phi các kết quả tăng lên rõ ràng sau nhiều lần đo.

Tiến sĩ Yasir El-Sherif chỉ đạo chăm sóc đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Staten Island ở thành phố New York. “Tôi và các nhà thần kinh học chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ thường xuyên yêu cầu bệnh nhân giữ nhật ký huyết áp hàng ngày của họ bằng cách sử dụng một thiết bị tự động và thông báo cho chúng tôi về những thay đổi bất thường. "

El-Sherif cho biết số lượng người tham gia cuộc khảo sát này chưa đủ nhiều để có đưa ra những kết luận cụ thể, nhưng " kết quả đưa ra vẫn rất đáng chú ý ".

Một số yếu tố - những chiếc còng tay có kích cỡ không thích hợp, những bệnh nhân có huyết áp đặc thù - có thể kết hợp với kết quả máy đo thiếu chính xác khiến một số bệnh nhân "có cảm giác an toàn nhưng thật sự không phải vậy ", ông nói.

Lời khuyên của El-Sharif? Ông nói: "Những bệnh nhân sử dụng các thiết bị đo huyết áp cá nhân này nên mang chúng đến bác sĩ của họ một lần hoặc thậm chí hai lần để đo độ chính xác của máy so với thiết bị đo phòng khám.”

Nghiên cứu này đã được công bố gần đây trong Tạp chí Mỹ về tăng huyết áp.

 
< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác