DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

CÁC YẾU TỐ GÂY LOÃNG XƯƠNG

Share Ngày đăng: 06:20:14 - 26/02/2016 - Số lượt người xem: 4559

Loãng xương hay còn được gọi là thưa xương, xốp xương, là tình trạng giảm khối lượng xương. Nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương là do tuổi cao, giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất… Loãng xương có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương.

Loãng xương thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng. Chỉ khi xảy ra các biến chứng như gãy xương thì bệnh mới được phát hiện. Tuy nhiên bệnh loãng xương có thể được chẩn đoán bẳng nhiều phương pháp như chụp Xquang xương bàn tay và cột sống hoặc dựa vào một số xét nghiệm hoặc sử dụng phương pháp đo mật độ xương (DEXA hoặc DXA scan ) với độ chính xác cao và có thể phát hiện ra nguy cơ loãng xương sớm. Việc điều trị loãng xương có thể làm giảm nguy cơ gãy xương tới 30-50%.

            

Một số yếu tố là nguy cơ chính cho việc phát triển bệnh loãng xương và dẫn đến gãy xương

Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì mật độ xương càng giảm, xương của những người cao tuổi thường trở nên yếu và rất dễ bị gãy. Nguyên nhân khiến những người lớn tuổi dễ bị loãng xương là do việc hấp thu canxi kém cũng như quá trình hủy xương hoạt động mạnh hơn quá trình tạo xương.

Yếu tố di truyền: Theo như các nghiên cứu thì nếu như bạn có người thân trong gia đình từng bị gãy xương hoặc có tiền sử bị loãng xương thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh này là rất cao.

Chủng tộc: Ở những người da đen xương của họ thường to và cứng cáp hơn so với người da trắng nên nguy cơ gãy xương của họ sẽ thấp hơn.

Giới tính: Xương của phụ nữ thường nhỏ hơn xương của nam giới nên phụ nữ thường sẽ dễ bị loãng xương và gãy xương hơn so với nam giới.

Trọng lượng cơ thể thấp: những người có chỉ số BMI dưới 19 thường là người có xương nhỏ hơn, mịn hơn.

Chế độ ăn uống: một chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể sẽ dẫn đến xương bị yếu. Ngoài ra tình trạng biếng ăn có thể gây ra thiếu hụt canxi, gây yếu xương. Ở phụ nữ, biếng ăn ngoài việc có thể làm ảnh hưởng đến  kinh nguyệt, mà còn làm suy yếu xương.

Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc, uống rượu, không tập thể dục thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, và tình trạng xương

Ngoài ra những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, có vấn đề về tuyến giáp hoặc những người bị thiếu testosterone cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng xương.

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Mặc dù loãng xương là bệnh thường gặp khi tuổi cao, nhưng chúng ta có thể phòng tránh để làm chậm quá trình xuất hiện bệnh cũng như hỗ trợ quá trình chữa bệnh 1 cách tốt nhất, viêc phòng ngừa bệnh loãng xương cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ gãy xương.

Chế đô dinh dưỡng: Trong bữa ăn hàng ngày chúng nên nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều Canxi ( sữa, thịt, cá, trứng…) Ngoài Canxi, chúng ta cũng nên  bổ sung thêm các dưỡng chất khác có lợi cho xương để giữ xương luôn chắc khỏe, dẻo dai

Vận động cơ thể: Việc tập luyện thể dục thường xuyên có thể đảm bảo được sự vận động của cơ thể để giữ cho cơ bắp cũng như xương luôn vững chắc.

Phòng tránh hoặc khắc phục các yếu tố nguy cơ gây loãng xương: Không sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá.. cũng như những người mắc bênh các bệnh mãn tính đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng ruột mãn tính nên điều trị sớm vì đó là những nguyên nhân làm cho cơ thể hạn chế việc hấp thu Canxi, vitamin D, Protid,….

Sử dụng những thực phẩm hỗ trợ sức khỏe: Ngoài những biện pháp trên chúng ta cũng nên sử dụng những thực phẩm có thể bồ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương cũng như cơ thể, và có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ xương khớp.

 

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác