DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

MẤT NGỦ - NGUYÊN NHÂN MẤT TRÍ NHỚ

Share Ngày đăng: 03:17:25 - 15/01/2016 - Số lượt người xem: 4325

Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian cuộc sống của chúng ta và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Những nghiên cứu mới đây đã cho thấy mất ngủ có thể gây tổn hại tới não bộ và là nguyên nhân mất trí nhớ tăng cao trong đó có bệnh Alzheimer.

Mất ngủ gây nên sự 'Tổn hại não nghiêm trọng"

Theo nhà thần kinh học Tiến sĩ Sigrid Veasey, phó giáo sư Y khoa và là thành viên của Khoa Trung tâm giấc ngủ và Thần kinh sinh học tại Trường Y Perelman giấc ngủ được xem là cần thiết cho việc duy trì cân bằng nội môi trao đổi chất trong não của bạn. “Giấc ngủ không liên tục” dẫn đến tổn thương đáng kể tới não, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài có thể khiến não bộ mất đi 25 phần trăm các tế bào thần kinh nằm trong nhân lục (locus coeruleus) – khu vực thần kinh liên quan với sự kích thích, sự tỉnh táo và quá trình nhận thức nhất định. Việc ngủ bù vào cuối tuần sẽ không ngăn chặn được những thiệt hại này do đó đây được coi là một trong những nguyên nhân mất trí nhớ.

Gián đoạn giấc ngủ mãn tính - nguyên nhân mất trí nhớ

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng nếu bạn ngủ kém, bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh mất trí nhớ nghiêm trọng. Những người bị mất ngủ kinh niên có thể phát triển bệnh Alzheimer sớm hơn so với những người ngủ tốt. Não bộ thường loại bỏ các chất thải độc hại trong quá trình ngủ thông qua "hệ thống glymphatic." Hệ thống này hoạt động trong khi ngủ cho phép bộ não của bạn xóa bỏ các độc tố, bao gồm cả protein có hại liên quan đến các bệnh mất trí nhớ như Alzheimer.

Việc mất ngủ thường xuyên khiến gia tăng đáng kể lượng protein tau hình thành các đám rối bên trong tế bào thần kinh của não làm gián đoạn các kết nối thần kinh và có thể dẫn tới chết tế bào não. Sự gián đoạn này là nguyên nhân làm giảm khả năng của não bộ cho việc học tập, hình thành bộ nhớ mới và chức năng nhận thức khác và góp phần vào các bệnh mất trí nhớ đặc biệt là Alzheimer.

Ngủ tốt là một phần của một lối sống lành mạnh

Tóm lại, nếu bạn muốn có được giấc ngủ tốt, bạn phải có nhịp sinh học đúng đắn phù hợp. Vào buổi tối, hãy tắt mọi ánh sáng và tránh các bước sóng ánh sáng màu xanh, đảm bảo phòng bạn đủ tối để có thể có một giấc ngủ tốt. Một lựa chọn ít tốn kém là sử dụng mặt nạ ngủ để tránh ánh sáng bên ngoài làm gián đoạn việc sản xuất melatonin và nhịp sinh học của bạn. Nếu bạn có đủ điều kiện thì các chế phẩm từ dầu nhuyễn thể cũng là một phương pháp an toàn và hiệu quả để chăm sóc và bảo vệ não bộ chống lại các tác nhân xấu gây ra các bệnh mất trí nhớ, giúp bộ não trẻ lâu hơn.

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác