Share Ngày đăng: 04:18:38 - 15/02/2016 - Số lượt người xem: 6686
Thấp khớp hay còn được gọi là phong thấp là một bệnh rất phổ biến hiện nay, tất cả mọi người đều có thể bị bệnh này không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên người già và phụ nữ thường mắc bệnh nhiều hơn trẻ em và nam giới. Bệnh thấp khớp làm xương đau nhức, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị khi bệnh trở nên nghiêm trọng có thể gây tàn phế.
Thấp khớp là gì ? Nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng
Thấp khớp là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm) Chứng bệnh tự miễn nhiễm là trình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Với bệnh thấp khớp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng chịu tấn công và bị tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.
Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh khớp, tuy nhiên một vài yếu tố như giới tính, Gen di truyền, Nghề nghiệp, Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nguyên nhân gây ra bệnh.
Dấu hiệu chính của bệnh là các khớp sẽ bị sưng và đau, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra còn có các tình trạng như sốt nhẹ; uể oải và mệt mỏi; ăn uống không ngon miệng; khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau; những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng; đau và sưng tấy đồng loạt; xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da
Khi bị khớp người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp ngay cả lúc nghỉ. Chỗ đau bị sưng và luôn tiết dịch ở bên trong. Khi cố sức cử động để làm việc sẽ làm người bệnh càng thấy đau hơn. Khi cử động các khớp có thể kêu răng rắc, đôi khi lên cơn đau vì bị viêm.
Phòng và chữa trị bệnh Thấp khớp
Thấp khớp là một bệnh mạng tính kéo dài hàng đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp.
Để điều trị có kết quả tốt bệnh nhân nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh nên tập thể dục thường xuyên và có các chế độ ăn uống hợp lý. Người mắc bệnh thấp khớp có thể tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, khi đi hoặc đứng phải giữ tư thế luôn thẳng; tuyệt đối không làm các công việc nặng, và bổ sung cho cơ thể các vitamin ( ăn nhiều trái cây…) , axit béo, omega3 ( ăn nhiều các loài cá, sử dụng các sản phẩm bổ sung omega3 ), bệnh nhân thấp khớp cũng nên dùng nhiều các thực phẩm như bắp cải, cà chua, tỏi và các loại rau thơm..
Bênh thấp khớp là một căn bệnh không dễ dàng điều trị, nhưng nếu chúng ta kiểm tra và phát hiện sớm thì sẽ có thể phòng tránh và chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra cách để có thể dự đoán được khả năng mắc bệnh Thấp khớp ở cơ thể người, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Kennedy Thấp khớp tại Đại học Oxford phát hiện ra việc xét nghiệm các kháng thể có thể giúp chúng ta phát hiện ra khả năng mắc bệnh thấp khớp sớm hơn đến 16 năm trước khi các dấu hiệu của căn bệnh bắt đầu xuất hiện. Trong cuộc nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã kiểm tra kháng thể được tìm thấy trong các citrullinated tenascin-C, một loại protein ở các khớp xương của những người có bệnh thấp khớp. Họ tiến hàng xét nghiệm cho 2000 bệnh nhân và việc xét nghiệm kháng thể nhằm vào citrullinated tenascin-C (cTNC), và có thể chẩn đoán viêm thấp khớp trong khoảng 50% các trường hợp, bao gồm cả những trường hợp không thể xác định được bệnh khi xét nghiệm CCP. Trưởng nhóm nghiên cứu cũng cho biết việc xét nghiệm sai ở trường hợp này có tỷ lệ vô cùng thấp
Khi nói đến viêm thấp khớp, thì việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng, nghiên cứu mới nhất này có thể cải thiện được việc chẩn đoán và quan trọng hơn là sẽ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm để những người có nguy cơ mắc bệnh viêm thấp khớp có thể được chuẩn bị tốt từ trước. Điều này cũng có thể để cho các bác sĩ giúp bệnh nhân của mình có sự điều trị đúng đắn cũng như kiểm soát được tình trạng đau đớn và suy nhược do căn bệnh mang lại một cách tốt nhất.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Xương của chúng ta luôn cần một lượng lớn dinh dưỡng để có thể khỏe mạnh. Vì thế nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi vì các chất này sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái. Chúng ta nên uống nhiều nước vì nước cũng là môt thành phần của sụn và nước giúp duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Thường xuyên vận động: Việc luyện tập thể dục không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp. Tập thể dục cũng sẽ hạn chế được tình trạng béo phì và thừa cân một trong các yếu tố dẩn đến bệnh thấp khớp
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các thực phẩm chức năng có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như Chondroitin Sulfate được chiết xuất từ sụn cá mập, cây vuốt quỷ, hợp chất MSM (Methylsulfonylmethane) để có thể phục hồi và nuôi dưỡng xương khớp lâu dài.