DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

5 BÀI TẬP GIÚP MẸ BẦU KHOẺ MẠNH HƠN

Share Ngày đăng: 04:12:34 - 12/05/2017 - Số lượt người xem: 3313

 

Trong thời kì mang thai, đôi lúc sẽ có những hành động mà chưa bao giờ bạn có thể tưởng tượng được, bởi vì bên trong cơ thể bạn đang có một người khác đang phát triển. Và, chính vì điều kì diệu này, phần lớn thời gian của bạn sẽ bị cám dỗ bằng việc nằm dài trên ghế thư giãn. Tuy nhiên, có vô số lợi ích cho cả mẹ và bé khi duy trì thói quen tập thể dục trong suốt quá trình mang thai (khi bác sĩ cho phép). Vì thế, hãy nhấc cơ thể ra khỏi ghế và luyện tập những động tác tăng cường sức khỏe mẹ nhé!

 

Chăm tập luyện có thể làm giảm nhiều đau nhức thông thường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nó có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, tăng tuần hoàn máu (giảm sưng và khả năng bị giãn tĩnh mạch), và tăng mức năng lượng khi bạn đang phải liên tục chống chọi những mệt mỏi của việc mang thai.

 

Lơi ích tốt nhất của việc duy trì thói quen tập thể dục trong suốt quá trình mang thai là bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và có thể kiểm soát cơ thể đang phát triển của mình!

 

Dưới đây là 5 bài tập thể dục tốt nhất có thể tập luyện trong mỗi ba tháng của thai kỳ.

 

1. Tư thế Sumo:

Để thực hiện động tác này, bạn phải đứng với tư thế chân dang rộng hơn hông, bàn chân lệch góc 45 độ và tay giữ trước ngực. Hạ thấp cơ thể bằng cách gập gối và giữ thẳng lưng, tay đưa ra phía trước. Giữ nguyên cơ thể sau vài giây và trở về tư thế ban đầu sao cho bàn chân không di chuyển. Trọng lượng cơ thể nên đẩy về phía gót chân. Lập lại động tác 20 lần.

 

2. Tư thế nghiêng người sang một bên:

Đây là cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ rạn da. Bắt đầu với tư thế nằm thẳng người, nghiêng sang bên phải, gập tay phải lại để nâng cơ thể lên cao sao cho khuỷu tay phải nằm thẳng hàng với bả vai. Nâng hông lên cao so vơi sàn và giữ vững thăng bằng. Một lý do khác khiến tư thế này được yêu thích là những biến thể bất tận mà bạn có thể biến tấu với chúng. Nếu cảm thấy đủ sức, hãy thử nhấc chân lên và giữ thăng bằng trong 30 giây. Lặp lại động tác ở phía ngược lại.

 

3. Tư thế nhún ngang xà:

Ngồi trên sàn với với tư thế co chân phía trước, bàn chân áp sát mặt đất. Chống hai tay ra phía sau sao cho các ngón tay hướng vào cơ thể. Giữ lưng thẳng, đẩy phần hông lên cao khỏi mặt đất. Bạn nên bắt đầu ở tư thế phần hông không chạm đất. Từ từ hạ hông xuống kết hợp gập khủy tay. Khi hạ người xuống nên chắc chắn rằng phần hông không chạm đất, cách mặt đất một khoảng cách nhỏ. Rồi từ từ nâng hông lên cao, duỗi thẳng tay. Lập lại động tác 15 lần.

 

4. Tư thế gập chân:

Đây là một bài tập tuyệt vời vì nó làm săn chắc các cơ bắp chính ở phần dưới cơ thể, nơi chịu đựng trọng lượng của bụng khi em bé đang phát triển. Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng người, chân rộng ngang hông. Bước chân trái lên phía trước một khoảng rộng. Để giữ thăng bằng, phải chắc chắn rằng chân trái không thẳng hàng với chân phải. Điều quan trọng là giữ cho cơ thể thẳng đứng (vuông góc với sàn), rồi từ từ hạ thấp hông và vai thẳng xuống. Tránh trườn người về phía trước. Hạ cơ thể cho đến khi đùi chân trái song song với sàn nhà. Đầu gối chân sau không nên chạm vào sàn. Thở ra khi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 15 lần và đổi chân.

 

5. Tư thế ngồi xổm:

Tư thế ngồi xổm là một động tác tuyệt vời để giải phóng các dây chằng vùng xương chậu và tập trung vào lực đẩy xuống để giải phóng. Mở hông là một cách tuyệt vời để chuẩn bị và hỗ trợ việc sinh con. Giữ tư thế trong 1 phút.

 

Khi bạn duy trì tập thể dục trong suốt thai kỳ, nên nhớ rằng mỗi lần mang thai và mỗi ngày trong chu kì mang thai đều khác nhau. Quan trọng nhất là bạn phải biết lắng nghe cơ thể. Không ai biết rõ cơ thể bạn như bạn. Vì vậy, trước khi bắt đầu một bài tập bạn nên cân nhắc xem liệu bài tập đó có phù hợp với mình không và liệu bạn có đủ sức khỏe để tham gia bài tập đó không các mẹ nhé!

 

 

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác