Share Ngày đăng: 15:03:41 - 22/06/2016 - Số lượt người xem: 3328
Chúng ta vẫn nghĩ rằng ở các thành phố, đi xe đạp và đi bộ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không đúng nếu chúng ta sinh sống ở những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nước trên thế giới đã tiến hành mô phỏng các hiệu ứng này và cho biết, chỉ có 1% của các thành phố trên thế giới có mức độ ô nhiễm không khí cao mà đi xe đạp hoặc đi bộ có thể làm cho sức khỏe con người tệ hơn.
Bàn về vấn đề ô nhiễm không khí, London là một trong những thành phố an toàn nhất trên thế giới, ở đó người ta có thể đạp xe, đi bộ cả ngày - các nhà nghiên cứu cho biết.
Tiến sĩ Marko Tainio là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, hiện đang làm việc tại đơn vị dịch tễ học Cambridge MRC: "Mô hình của chúng tôi chỉ ra rằng ở London, lợi ích của việc đi lại bằng hình thức đạp xe hay đi bộ luôn luôn nhiều hơn so với những nguy cơ có thể mắc phải từ tình trạng ô nhiễm. Ngay cả ở Delhi, một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới - với mức độ ô nhiễm gấp mười lần ở London - mọi người cũng cần phải đạp xe hơn năm giờ đồng hồ mỗi ngày trước khi cái hại nhiều hơn cái lợi do ô nhiễm tăng lên. Chúng ta nên nhớ, những người làm việc ở những thành phố đặc biệt bị ô nhiễm, (chẳng hạn như những người đưa thư), nếu tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao thì vận động thể chất lúc này cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của họ.”
Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn kể cả London đang là mối quan tâm đặc biệt trong cộng đồng, nhất là đối với những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi khi đi làm. Tháng Hai vừa qua, trường Royal College of Physicians đã đưa ra một báo cáo về việc tiếp xúc không khí ô nhiễm và kết luận rằng 40.000 người chết mỗi năm vì lý do này.
Báo cáo này cho thấy sự liên quan giữa không khí ô nhiễm với ung thư, hen suyễn, đột quỵ và bệnh tim, tiểu đường, béo phì và bệnh mất trí nhớ, và ước tính rằng NHS, kinh doanh và chi phí khác ở Anh đã vượt con số £20 tỷ mỗi năm. Trường đại học này kêu gọi cần có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm và trao quyền cho các cơ quan chính quyền địa phương có thể cấm đường và chuyển hướng lưu thông xe cộ ở những tuyến đường nếu mức độ ô nhiễm đến mức cao.
Các tác giả của nghiên cứu đến từ Anh, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Brazil, cho biết phát hiện của họ được công bố trên tạp chí Y học dự phòng không phải là để bào chữa cho sự tự mãn. Tiến sĩ James Woodcock cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy những lợi ích của hoạt động thể chất mặc dù chất lượng không khí chưa thật sự tốt, đây không khuyến khích chúng ta nên khoanh tay trước cuộc chiến chống lại ô nhiễm. Chúng tôi muốn cung cấp thêm bằng chứng để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng (đường sá) để người dân có thể đạp xe để đi lại thay vì những chiếc xe hơi – với hành động này có thể hạn chế được mức độ ô nhiễm lẫn tăng cường các hoạt động thể chất.” James Woodcock hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu chế độ ăn uống và vận động (Centre for Diet and Activity Research).
Các nhà nghiên cứu đã mô hình hóa tác dụng của việc đạp xe và đi bộ với các mức độ ô nhiễm không khí khác nhau và thiết lập một điểm tới hạn (thời gian sau khi việc vận động không mang lại lợi ích cho sức khỏe) và một điểm hòa (break-even point) (khi tác hại từ việc ô nhiễm bắt đầu cao hơn lợi ích có thể mang lại cho sức khỏe con người).
Đối với Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới, cơ sở dữ liệu do tổ chức WHO ghi lại cho thấy điểm tới hạn và điểm hòa vốn đối với đạp xe tương ứng 30 đến 45 phút mỗi ngày, còn đi bộ thì con số tương ứng sẽ là 90 phút và 6 giờ 15 phút.