DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN ÍT CHẤT BÉO VÀ CARB

Share Ngày đăng: 14:52:37 - 25/06/2016 - Số lượt người xem: 3082

Đã đến lúc loại bỏ ngay cái thói quen điên khùng. Thứ mà gây tranh cãi nhiều nhất đó là carbohydrates và chất béo.

Một số người cho rằng ăn nhiều chất béo là nguyên nhân hàng đầu gây ra mọi rắc rối cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Các tổ chức y tế hàng đầu thế giới đang bảo vệ quan điểm này. Những tổ chức này thường khuyến cáo mọi người nên sử dụng không quá 30% chất béo trong tổng lượng calorie trong khẩu phần ăn (khẩu phần ăn ít chất béo).

Tuy nhiên, trong 11 năm qua, càng có nhiều nghiên cứu đi ngược lại quan điểm này. Dưới đây là các nghiên cứu chứng minh điều đó.

1. Foster GD và cộng sự. Một thử nghiệm ngẫu nhiên về khẩu phần ăn ít carb đối với những người bị béo phì. Được xuất bản trên tạp chí New England Journal of Medicine, năm 2003.

Chi tiết: 63 cá nhân được chọn ngẫu nhiên chia thành hai nhóm: một nhóm ăn với khẩu phần ít chất carb, và một nhóm ít chất béo. Nhóm ăn ít chất béo hạn chế thật ít calorie. Nghiên cứu này kéo dài trong 12 tháng.

Giảm cân: nhóm ăn ít carb giảm cân nhiều hơn, giảm được 7,3% trọng lượng cơ thể, so với nhóm ăn ít chất béo thì chỉ giảm được 4,5% trọng lượng cơ thể. Trong giai đoạn tháng thứ ba và tháng thứ sáu thì có sự khác nhau đáng kể giữa hai nhóm này nhưng tháng 12 thì không khác nhau mấy.

Kết luận: Như vậy ở nhóm ăn ít carb thì giảm cân được nhiều hơn, đặc biệt là tháng thứ 3 và tháng thứ 6, còn tháng thứ 12 thì không. Nhóm ăn ít carb có sự cải thiện nhiều hơn về chứng mỡ trong máu và cholesterol loại HDL, còn những chỉ số sinh học khác thì hầu như giống nhau giữa hai nhóm.

2. Samaha FF và cộng sự. Khẩu phần ăn ít carb vad ít chất béo đối với những bệnh nhân bị béo phì nặng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, năm 2003.

Chi tiết: 132 cá nhân đối mặt với tình trạng béo phì nặng (chỉ số cơ thể BMI là 43) được chọn ngẫu nhiên tham gia hai khẩu phần ăn: ít carb và ít chất béo. Trong số này, có nhiều đối tượng bị hội chứng chuyển hóa hoặc tiểu đường loại II. Những người thuộc nhóm ăn ít chất béo hạn chế lượng calorie. Nghiên cứu này kéo dài trong 6 tháng.

Giảm cân: Nhóm ăn ít carb giảm trung bình 5,8kg (tương đương12.8 lbs), trong khi nhóm còn lại chỉ giảm được 1,9kg (tương đương 4,2 lbs). Sự khác nhau về thông số giữa hai nhóm này cho thấy rất lớn.

Kết luận: Nhóm ăn ít carb giảm cân được nhiều hơn (gấp tầm 3 lần). Những chỉ số sinh học khác cũng cho thấy những khác nhau:

* Mỡ trong máu: giảm xuống còn 38mg/dL ở nhóm ăn ít carb, còn nhóm ăn ít chất béo giảm còn 7mg/dL.

* Độ nhạy Insulin: cải thiện hơn ở nhóm ăn ít carb, có chuyển biến xấu hơn một chút đối với những bệnh nhân thuộc nhóm ăn ít chất béo.

* Nồng độ đường trong máu: giảm xuống còn 26mg/dL ở nhóm ăn ít carb, và chỉ còn 5mg/dL ở nhóm ăn ít chất béo.

* Nồng độ Insulin: giảm 27% ở nhóm căn ít carb, nhưng tăng nhẹ ở nhóm ăn ít chất béo.

Nhìn chung, khẩu phần ăn ít carb mang lại nhiều lợi ích hơn đối với cân nặng và những chỉ số sinh học cơ bản trong nhóm những người bị béo phì nặng.

3. Sondike SB và cộng sự. Tác động của chế độ ăn ít carb đối với việc giảm cân và những yếu tố gây bệnh tim mạch ở những người trưởng thành bị béo phì. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Pediatrics, năm 2003.

Chi tiết: 30 người trưởng thành bị béo phì được sắp ngẫu nhiên vào hai nhóm: ăn ít chất béo và ăn ít carb. Nghiên cứu này được tiến hành trong 12 tuần. Hai nhóm này không phải hạn chế lượng calorie trong khẩu phần ăn.

Giảm cân: Nhóm ăn ít carb giảm được 9,9kg (tương đương 21,8lbs), trong khi nhóm ăn ít chất béo chỉ giảm được 4,1kg (tương đương 9 lbs). Sự khác nhau qua thống kê cho thấy rất lớn giữa hai nhóm này.

Kết luận: So với nhóm ăn ít chất béo, nhóm ăn ít carb giảm cân đáng kể (gấp 2,3 lần) và cải thiện rõ rệt tình trạng mỡ trong máu và cholesterol loại Non-HDL. Chỉ số cholesterol toàn phần và cholesterol loại LDL chỉ giảm trong nhóm ăn ít chất béo.

4. Brehm BJ và cộng sự. Một thử nghiệm được thực hiện ngẫu nhiên nhằm so sánh giữa chế độ ăn ít carb và chế độ ăn ít chất béo, hạn chế lượng calorie đối với trọng lượng cơ thể và những yếu tố gây ra vấn đề về tim mạch ở phụ nữ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, năm 2003.

Chi tiết: 53 phụ nữ khỏe mạnh nhưng bị béo phì được chọn ngẫu nhiên cho vào hai nhóm ăn ít chất béo và ăn ít carb. Nhóm ăn ít chất béo được hạn chế tiêu thụ lượng calorie. Nghiên cứu diễn ra trong suốt 6 tháng.

Giảm cân: những phụ nữ thuộc nhóm ăn ít carb giảm được trung bình 8,5kg (tương đương 18,7lbd), trong khi nhóm ăn ít chất béo giảm được trung bình chỉ 3,9kg (tương đương 8,6 lbs). Qua 6 tháng, kết quả cho thấy có sự khác nhau đáng kể về thống kê giữa hai nhóm.

Kết luận: nhóm ăn ít carb giảm cân nhiều hơn (gấp 2,2 lần) và giảm được đáng kể nồng độ mỡ trong máu. Cholesterol loại HDL cải thiện không nhiều ở hai nhóm.

5. Aude YW và cộng sự. Chế độ ăn theo chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol và một chế độ ăn ít carb nhưng nhiều protein và chất béo monounsaturated (chất béo không bão hòa đơn). Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine, năm 2004.

Chi tiết: 60 người bị béo phì được chọn ngẫu nhiên và phân vào hai nhóm: một nhóm ăn ít carb nhưng nhiều protein và chất béo không bão hòa đơn, và nhóm tiêu thụ ít chất béo theo chương trình NCEP.

Cả hai nhóm đều hạn chế dùng thức ăn chứa calorie và nghiên cứu này kéo dài trong 12 tuần.

Giảm cân: Nhóm ăn ít carb giảm trung bình 6,2kg (tương đương 13,6 lbs), trong khi nhóm kia giảm 3,4kg (tương đương 7,5lbs). Về thống kê, hai nhóm này đưa ra kết quả khác nhau đáng kể.

Kết luận: so với nhóm ăn ít chất béo, nhóm ăn ít carb giảm cân nhiều hơn gấp 1,8 lần. Những chỉ số sinh học khác cũng có những thay đổi như sau:

* Tỷ số vòng eo trên vòng mông cho biết một người có bị béo bụng hay không. Chỉ số này cải thiện nhẹ ở nhóm ăn ít carb, còn nhóm ăn ít chất béo thì không có cải thiện nào.

* Cholesterol toàn phần cải thiện ở cả hai nhóm.

* Nồng độ mỡ trong máu: giảm xuống 42 mg/dL ở nhóm ăn ít carb, còn nhóm ăn ít chất béo thì giảm xuống 15,3 mg/dL.

* Kích thước phân tử LDL tăng đến 4,8nm, tỷ lệ LDL nhỏ, dày đặc giảm xuống 6,1% ở nhóm ăn ít carb, còn nhóm ăn ít chất béo vẫn không có sự thay đổi nào.

Nhìn chung, nhóm ăn ít carb giảm cân được nhiều hơn và có nhiều cải thiện tích cực hơn về một số yếu tố quan trọng gây ra bệnh tim mạch. 

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác