DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

Mùa đông có nên dùng kem chống nắng

Share Ngày đăng: 06:34:48 - 14/12/2019 - Số lượt người xem: 3102

Có 2 suy nghĩ sai lầm cơ bản về kem chống nắng cho mùa Đông, bạn thuộc trường hợp nào? Mùa đông lạnh, ánh nắng nhẹ nên không cần kem chống nắng hoặc kem chống nắng chỉ chống được ánh nắng? Nếu bạn thuộc về một hoặc cả hai suy nghĩ trên thì chia buồn cùng bạn, chúng đều là sai lầm khởi nguồn cho những hậu quả nghiêm trọng về sau.

I/ 5 lý do sau đây sẽ giúp bạn xóa bỏ lăn tăn về kem chống nắng cho mùa Đông.

 1/ Tầng ozone mỏng hơn vào mùa đông.

Tầng Ozone hay lớp Ozone còn được mệnh danh là "kem chống nắng" của Trái Đất, có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta khỏi những tia tử ngoại gây hại. Tuy nhiên, vào mùa đông, lớp khí quyển này trở nên mỏng hơn, dẫn đến nguy cơ da của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các tia tử ngoại cũng sẽ cao hơn. Chống nắng không phải là chống chọi với sự khắc nghiệt và nóng bỏng của cái nắng, mà thật ra là chống chọi với những tia cực tím vô hình nhưng cực kì nguy hiểm trong đó có tia UVA và tia UVB.

2/ Cường độ của tia UVA mạnh quanh năm.

Tia cực tím có chứa 3 loại tia là UVA, UVB và UVC. Đối với tia UVB thường gây cháy nắng và tổn hại mắt thì vào mùa đông, các tia này trở nên yếu hơn so với mùa hè nên da bạn sẽ không cảm thấy bỏng rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bên ngoài. Tuy nhiên, các tia UVA loại tia chiếm 95% lượng tia cực tím vẫn có cường độ mạnh quanh năm và chúng cũng chính là tác nhân gây lão hóa, nếp nhăn và thậm chí là ung thư da nếu tiếp xúc lâu dài. 

Đặc biệt, 80% tia UV vẫn xuyên qua được những đám mây, kính, cửa sổ, phản chiếu trên nước, bê tông và cát nên dù mắt thường không nhìn thấy ánh nắng trực tiếp tác động đến da thì sự thật làn da đang chịu sự tàn phá vô hình của tia UV.

3/ Ánh sáng xanh gây hại cho da luôn tồn tại

Đây là điều không mới mẻ nhưng đối với nhiều nàng khái niệm “ ánh sáng xanh” vẫn còn khá xa lạ và ít được chú ý. Không chỉ riêng ánh nắng mặt trời có tia UV gây hại cho da mà ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị cũng là mối lo ngại lớn. Nhiều thiết bị điện như đèn điện, đèn huỳnh quang, đèn halogen hoặc điện tử như máy tính điện thoại, laptop - đây được gọi là ánh sáng xanh với sức tàn phá làn da tương đương tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Thật bất ngờ, tưởng chừng không liên quan nhưng liên quan mật thiết với nhau. Bụi bẩn chính là tác nhân gây nên hàng tá vấn đề về da, trong đó điển hình là mụn. Kem chống nắng đâu chỉ chống được nắng, ngăn cản những hạt bụi li ti trong môi trường cũng là nhiệm vụ quan trọng của kem chống nắng hiện đại.

Lượng mưa ít, nhiệt độ không khí thấp ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khiến cho không khí mùa đông thường ô nhiễm hơn mùa hè. Đặc biệt hiện tượng nghịch nhiệt - Hiện tượng khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao, trái với quy luật thông thường là càng lên cao, nhiệt độ càng thấp có thể xảy ra vào mùa đông làm cho nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tăng đột biến. Lớp nghịch nhiệt này giống như một cái mũ, ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao. Vì vậy, các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí. Quá trình này làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao khiến môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề.

5/ Làn da trở nên “đỏng đảnh khó chiều” hơn vào mùa đông.

Làn da của chúng ta thường khô, mỏng và nhạy cảm hơn trong những tháng mùa đông. Vì vậy, da cần được bảo vệ đúng cách bằng kem chống nắng để hạn chế những tác động xấu từ thời tiết, môi trường.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm những sản phẩm dưỡng da để cải thiện tình trạng da mỏng, khô và hạn chế khả năng hấp thụ các tia cực tím có hại

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác