Share Ngày đăng: 03:39:02 - 17/07/2017 - Số lượt người xem: 2077
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Thiếu vi chất dinh dưỡng khi mang thai có thể gây những hậu quả nghiêm trọng với bà mẹ và em bé.
Q: Có những hiểm họa từ việc thiếu Axit Folic?
A: Ngoài vai trò là chất cần thiết trong quá trình tạo máu, axid folic còn giúp quá trình phân chia tế bào diên ra bình thường, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Thiếu axid folic trong khi mang thai, mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai không được cung cấp đầy đủ lượng axit folic sẽ dẫn đến khiếm khuyết trong sự hình thành ống thần kinh của bào thai, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống.
Q: Chuyện gì xảy ra nếu thiếu sắt ?
A: Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng thường hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Sắt tham gia tạo huyết sắc tố Hemoglobin, tham gia tạo yếu tố miễn dịch, hô hấp tế bào và hỗ trợ khả năng nhận thức của con người. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và bé. Mẹ bị thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ.
Trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, trẻ còn có khả năng bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác. Ngoài ra thiếu máu trong quá trình mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ sau này.
Q: Canxi quan trọng như thế nào trong thời kì mang thai?
A: Trong trường hợp Canxi thiếu do cơ thể không hấp thu đủ canxi (có thể do thiếu vitamin D) hoặc do lượng đưa vào ít thì lượng canxi bị rút ra từ xương của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn, dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy.
Việc cung cấp Canxi trong thai kỳ không đầy đủ dẫn đến thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Trẻ sinh ra có dấu hiệu thiếu canxi như mềm họp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ canxi huyết. Đối với mẹ sẽ dẫn đến các triệu chứng chuột rút, đau mỏi cơ nhất là 3 tháng cuối và dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng sau giai đoạn thai kỳ.
Q: I-ốt góp phần quan trọng như thế nào trong suốt thai kì?
A: Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với tình hình thiếu hụt i-ốt, khi người mẹ mang thai, nhu cầu i-ốt tăng lên để đáp ứng nhu cầu hormon tuyến giáp cho mẹ và sự phát triển bào thai. Khi mẹ thiếu i-ốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Người ta đã chứng minh, thiếu i-ốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm trí đần độn hoặc mang khuyết tật.
Q: Nếu không bổ sung đủ Vitamin D thì sẽ dẫn đến tình trạng gì?
A: Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu Canxi, Phospho qua đường ruột và sự bám của Canxi, Phospho vào xương, răng…trong cơ thể. Thiếu Vitamin D sẽ dẫn tới tình trạng nhuyễn xương, co giật, loãng xương. Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng, dồi dào nhất cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của của ánh sáng mặt trời.
Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai sẽ khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo và thậm chí là khiến sinh non hoặc thai nhi tử vong vì thiếu chất. Đối với bào thai trong bụng, khi bà mẹ bổ sung thiếu vitamin D, bé sau này có khả năng bị nhẹ cân, sâu răng, gia tăng bệnh hen suyễn và viêm nhiễm đường hô hấp, làm mềm hộp sọ ở trẻ sơ sinh. Do đó, trong thai kỳ, bà bầu nên lưu ý bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn uống và bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Q: Không bổ sung đủ DHA đem lại nguy cơ gì ?
A: Ở trẻ, khi thiếu hụt DHA sẽ tác động trực tiếp đến độ thông minh, khả năng đọc, ghi nhớ và các hành vi. Trẻ rất dễ mắc chứng giảm sút trí nhớ, học tập kém, chậm phát triển so với các bạn đồng trang lứa.
Ở phụ nữ có thai, thiếu DHA sẽ rất dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày để đem lại lợi ích cho trẻ cũng như cho chính bản thân người mẹ.
Nhu cầu mỗi loại chất dinh dưỡng khác nhau, chỉ cần một hàm lượng nhỏ mỗi ngày những lại có vai trò vô cùng quan trọng. Thoạt nhìn, có vẻ như những vấn đề trên sẽ làm cho bạn hoang mang. Nhưng đừng lo, chỉ cần 1 viên Mamacare DHA từ David Health Việt Nam mỗi ngày, những biến chứng tiêu cực sẽ không còn là nỗi lo âu ở mẹ và bé nữa nhé J