Share Ngày đăng: 06:06:18 - 09/02/2017 - Số lượt người xem: 3886
Thuật ngữ tiếng anh của từ keo ong là Propolis có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Hi Lạp gồm hai từ “pro” (bảo vệ/ phía trước) và “polis” (cộng đồng, thành phố) mang ý nghĩa là chất bảo vệ tổ ong. Propolis (tên thông thường khác là “bee glue”) là một nguyên liệu có nhựa màu vàng nâu được những chú ong thợ thu thập từ các chồi lá của nhiều loài cây như bạch dương, thông, sủi, liễu và cọ. Để sản xuất ra được keo ong, những chú ong cũng có thể sử dụng nguyên liệu từ thực vật (nhựa lá cây, chất nhầy, nhựa cây, v.v..). Những nguyên liệu này sau khi thu thập sẽ được trộn với nước bọt và dịch tiết enzyme và được những con ong sử dụng để bao phủ tổ ong, lấp các vết nứt hoặc các khoảng trống trên tổ và tiêu diệt các loài côn trùng xâm nhập vào tổ ong. Keo ong là một phương thuốc tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi từ thời cổ đại. Người Ai Cập đã biết rất rõ các đặc tính chống mục nát của keo ong và đã sử dụng nó cho việc ướp xác. Những thầy thuốc thời đại Hy Lạp, La Mã nổi tiếng như Aristoteles, Dioscorides, Pliny và Galen đã công nhận dược tính của keo ong. Dược tính của keo ong đã được các thầy thuốc Ả Rập sử dụng như một chất khử trùng điều trị vết thương và làm thuốc sát trùng miệng. Nền văn minh Inca cũng sử dụng keo ong như một phương thuốc hạ sốt. Đến thế kỷ 17, keo ong được xếp vào kho dược phẩm Luân Đôn như một loại thuốc chính thống. Giữa thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, keo ong đã trở thành 1 loại thuốc rất phổ biến ở châu Âu vì khả năng kháng khuẩn của nó. Các nhà nghiên cứu thảo mộc hiện đại nghiên cứu thấy keo ong có khả năng chống vi khuẩn, chống nấm, chống virus, chống viêm, chống nhiễm trùng, điều trị loét dạ dày tá tràng, v.v.. Keo ong giúp chữa nhiều loại viêm da gây ra bởi vi khuẩn và nấm. Ngày nay, keo ong được sử dụng như một phương thuốc phổ biến và được đóng gói sử dụng dưới nhiều hình thức như viên nang (dạng keo ong tinh khiết hoặc kết hợp với gel lô hội và rosa canina), dạng phân tử được tách chiết (hydroalcholic hoặc glycolic), dạng nước súc miệng, dạng viên ngậm, dạng kem hoặc dạng bột nhưng tốt nhất vẫn ở dạng xịt. Keo ong cũng được khẳng định là có ích trong nghành mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
1. Kháng sinh thiên nhiên – Nghiên cứu bởi Szmeja Z, Kulczyński B, Sosnowski Z, Konopacki K tại Tai Mũi Họng của Học viện Y Marcinkowski tại Poznań
Năm 1987, 50 người bị nhiễm cảm lạnh được điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng của Học viện Y Marcinkowski tại Poznań. Kết quả cho thấy keo ong đã rút ngắn được thời gian bệnh như sau: ngày thứ nhất 5 bệnh nhân khỏe mạnh, ngày thứ 2, 16 bệnh nhân và ngày thứ 3 là 3 bệnh nhân. Trong khi đó những bệnh nhân không được dùng keo ong mất trung bình 5 ngày để khỏi bệnh. Tỉ lệ hồi phục của các bệnh nhân bệnh cảm cúm sử dụng keo ong nhanh gấp 2,5 lần không sử dụng. Với tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng cao, các nhà khoa học đã chứng minh keo ong là kháng sinh thiên nhiên có thể dùng lâu dài, tăng hệ miễn dịch của cơ thể chống lại nhiều vi khuẩn bao.
2. Kháng virus – Khoa dược và sinh học của Đại học Rennes, Pháp
Các nhà nghiên cứu quan sát hoạt động kháng virus của 3-methyl từ chồi cây dương chống virus Herpes loại 1 và họ phát hiện ra rằng hợp chất này (có trong thành phần của keo ong) làm giảm hiệu virus và DNA của virus (theo nghiên cứu của Amoros và cộng sự, 1994). Các thí nghiệm trong ống nghiệm của Serkedjieva và đồng nghiệp đã cho thấy isopentyl ferulated (phân lập từ keo ong) ức chế đáng kể các hoạt động truyền nhiễm của virus cúm A1, cúm A/H3N2.
Ngoài ra, keo ong cũng có tác dụng ức chế 1 số loại virus như virus HIV, virus Herpes. Vi rút Herpes gây ra căn bệnh Herpes sinh dục là 1 loại virus khó trị. Một nghiên cứu gần đây của Vynograd và các đồng nghiệp đã cho thấy thuốc mỡ có chứa keo ong có hiệu quả cao trong việc chữa lành các tổn thương Herpes sinh dục và giảm các triệu chứng của bệnh. Việc điều trị tại chỗ với keo ong chiết xuất hoặc thuốc mỡ chứa keo ong mang lại hiệu quả tích cực không chỉ trong việc chống lại nhiễm trùng herpes mà còn được ứng dụng trong chuyên nghành nha khoa, da liễu và tai-mũi-họng.
3 . Kháng nấm – Nghiên cứu tại Dental school, UNESP, Sao Jose dos Campos, SP, Brazil
Ota và đồng nghiệp (2001) đã nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của keo ong trong bài kiểm tra độ nhạy trên 80 chủng nấm men Candida: 20 chủng Candida albicans, 20 chủng Candida tropicalis, 20 chủng Candida krusei và 15 chủng Candida guilliermondii. Bệnh nhân sử dụng chiết xuất keo ong hydroalcoholic cho thấy giảm số lượng nấm Candida trong khoang miệng.
4. Chống nguyên sinh và diệt ký sinh trùng – Nghiên cứu tại Biology Institute of Oswaldo Cruz, Fundação Oswaldo Cruz, Brazil
Theo nghiên cứu của Higashi và de Castro, 1995, các ethanolic (EEP) và chiết xuất dimethyl-sulphoxide (DEP) của keo ong, đã tích cực chống lại Trypanosoma cruzi (1 loài ký sinh trùng gây bệnh Chagas ở người), gây tử vong ở TrichomonasVaginalis (ký sinh trùng gây bệnh viêm sinh dục).
5. Kháng viêm – Nghiên cứu tại đại học Kyung Hee, Seoul, Hàn Quốc
Keo ong cũng có tác dụng chống viêm, chống lại các bệnh viêm cấp tính và mãn tính (viêm khớp do formaldehyde - viêm tá dược gây ra, phù nề chân tay do carrageenan- PGE gây ra). Gần đây, Rossi và các đồng nghiệp chứng minh rằng keo ong ức chế hoạt động của enzym có tên cyclooxygenase (viết tắt COX) từ dịch treo mô đồng thể trong phổi của chuột đang điều trị nhiễm khuẩn LPS (Lipopolysaccharide ). Trong số các hợp chất đã được chứng minh có trong keo ong, chỉ CAPE và galangin đóng góp vào các hoạt động chống viêm. Từ những kết quả này, họ kết luận rằng chiết xuất ethanol của keo ong có tác dụng chống viêm sâu xa trên cả viêm mãn tính và cấp tính (theo Park và Kahng, 1999)
Những nghiên cứu trên đã giải thích lý do vì sao keo ong được sử dụng phổ biến trong các bệnh viêm cấp và mãn tính ở miệng, viêm xoang, viêm đường hô hấp, viêm nha chu (periodontis), viêm thanh khí quản (pharingotracheitis) và loét da(cutaneous ulcers) ..Viêm tai giữa đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em mỗi năm, kể cả người lớn, gây mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nghiên cứu cho thấy keo ong ức chế hiệu quả bệnh viêm tai, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn.
6. Kháng khuẩn – Nghiên cứu tại Khoa vi sinh và miễn dịch của Học viện Y Dược Silesian tại Zabrze, Rokitnica - Giáo sư Stan Scheller
(Staphylococci và Strepthococci spp) và các vi khuẩn Gram âm (E.coli, K. pneumoniae, P. vulgaris và P. aeruginosa). Theo các nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy có chứa một số tiền cố định của loài khuẩn tụ cầu (Staphilococcus aureus), các nhà khoa học đã chứng minh trong keo ong có những hoạt chất kháng sinh tổng hợp tự nhiên như chất streptomycin, cloxacillin, chloramphenicol, cefradine và polymyxis B. Các nghiên cứu thực hiện trong môi trường ống nghiệm trên 15 chủng vi khuẩn lâm sàng thường gặp trong nha khoa cũng cho thấy keo ong chiết xuất có khả năng chống vi khuẩn, làm ức chế sự tăng sinh tế bào của vi khuẩn.
Kết Luận:
Quan điểm hiện nay là việc sử dụng các chế phẩm được tiêu chuẩn hóa của keo ong là an toàn và ít độc hại hơn so với nhiều loại thuốc tổng hợp. Các bài nghiên cứu khoa học đã chứng minh được những tác dụng có lợi của keo ong. Keo ong được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong việc điều trị nhiều loại bệnh như: bệnh lao, ho, nhiệt miệng, viêm tai mũi họng, viêm loét tá tràng và rối loạn dạ dày, và để làm giảm các triệu chứng viêm da và giảm sốt.v.v.. Trên thực tế, keo ong có hoạt tính chống vi khuẩn và viêm nhiễm, cũng như có khả năng giảm huyết áp, giảm cholesterol và làm giải quá trình chết rụng tế bào. Keo ong có thể được coi như một "phương thuốc toàn cầu phòng chống xơ vữa động mạch và chữa bệnh”.