Share Ngày đăng: 06:19:10 - 03/09/2019 - Số lượt người xem: 3198
Ở người trưởng thành, DHA có vai trò bảo vệ khỏi nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường, thoái hóa thần kinh ( Alzheimer). Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, DHA rất cần thiết đảm bảo sự phát triển về thị giá, thúc đẩy các kỹ năng trí tuệ và tâm lý tốt hơn.
DHA quan trọng thế nào?
DHA là tên viết tắt của Acide docosahexaénoïque - một acid béo không no omega-3, chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ (ảnh hưởng tới sự thông minh) và trong võng mạc – gần 60% trong võng mạc (tổng chỉ huy sự nhìn của mắt).
Ở người trưởng thành, DHA có vai trò bảo vệ khỏi nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường, thoái hóa thần kinh (( Alzheimer). Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, DHA rất cần thiết đảm bảo sự phát triển về thị giá, thúc đẩy các kỹ năng trí tuệ và tâm lý tốt hơn.
DHA nằm trong nhóm các acid béo omega-3 thiết yếu, cùng với EPA(1) và ALA (2). Thiếu omega 3 sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh tật, tác động đáng kể đến hoạt động của cơ thể con người.
Hậu quả của thiếu DHA
Đối với phụ nữ có thai
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo bà mẹ nên bổ sung thực phẩm có nhiều DHA ngay từ những ngày đầu mang thai, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú để trẻ có được sự phát triển ưu việt nhất về trí tuệ, sức khỏe, miễn dịch. Vì sự hình thành hệ thần kinh của thai nhi bắt đầu từ rất sớm và sự phát triển não bộ của em bé trong bụng mẹ diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Ở thai nhi và trẻ sơ sinh:
Vì vậy, trẻ cần được hấp thu DHA thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ và sữa mẹ khi chào đời bảo đảm cho bé có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển tốt nhất.
DHA có trong thực phẩm nào?
DHA có trong thực phẩm nào là câu hỏi mà nhiều bà mẹ đang muốn bổ sung DHA cho con bằng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Theo tổ chức Y tế thế giới, thực phẩm có nhiều DHA bao gồm:
Cần bổ sung DHA như thế nào để tốt cho sức khỏe
Khi mang thai, thai phụ cần bổ sung DHA để đảm bảo cho quá trình phát triển trí não của thai nhi. Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs: Essential Fatty Acid) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trung bình 1 ngày thai nhi cần 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.Những trẻ có mẹ cung cấp đủ DHA trong suốt thời gian mang thai đặc biệt là nửa sau thai kỳ có xu hướng đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra phối hợp tay-mắt, đồng thời chỉ số IQ của các trẻ này cũng cao hơn.
Đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi trẻ không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho con bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng.
Sau sinh từ 40-45 ngày DHA trong sữa mẹ chiếm 0,3% AA:0,4% và DPA:0,2%. Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ thì phải lựa chọn các thức ăn thay thế sữa mẹ có bổ sung các acid béo nói trên.
Đây cũng là giai đoạn cần DHA vì chúng giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ. Từ 6 tuổi trở lên là thời gian trẻ em bắt đầu học tập, vì vậy não bộ cần đủ DHA để tiếp thu nguồn kiến thức mới.