DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

Q&A cho mẹ bầu về Acid Folic và DHA.

Share Ngày đăng: 02:56:15 - 07/09/2017 - Số lượt người xem: 5427

Acid Folic và DHA là hai chất rất cần thiết trong quá trình mang thai đặc biệt ở giai đoạn 06 tháng đầu của thai kỳ. Đa phần các dị tật của trẻ sơ sinh đều xuất phát từ việc thiếu dưỡng chất bổ xung khi còn đang trong bụng mẹ. Vậy nhưng các bà mẹ vẫn coi thường điều này và nghĩ rằng chỉ cần chế độ ăn uống tẩm bổ là đủ chất. Acid folic và DHA rất khó có thể được hấp thụ qua đường thực phẩm và chính vì vậy khi trong thai kỳ các mẹ cần quan tâm chú trọng tới việc bổ xung hai chất này. Rất ít mẹ biết thiếu hai chất này sẽ có ảnh hưởng gì tới thai nhi.

1. Thiếu acid folic trong quá trình mang thai, Thai nhi sẽ gặp vấn đề gì?

Axit folic hay còn gọi là folate hoặc folacin, là một trong những vitamin B rất cần thiết đối với việc sản xuất các tế bào mới, trong đó có cả hồng cầu. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ mật thiết tới việc phát triển ống thần kinh và hệ thần kinh cho thai nhi. Hệ thần kinh và não bộ là hai cơ quan gần như được hình thành đầu tiên trong việc phát triển. Việc thai nhi có đủ dưỡng chất ( acid folic ) để hệ thần kinh được phát triển đầy đủ lành mạnh là điều kiện tối quan trọng và không thể thiếu.   
Thiếu axit folic sẽ gây ra các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống (spina bifida) gây nên ốm yếu tàn tật nghiêm trọng và bệnh quái tượng không não (enencephaly) hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não). Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Theo Cục phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), axít folic thậm chí còn giúp phòng tránh dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.
Vì vậy, tất cả các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ đang mang thai cần phải bổ sung thêm axit folic trong suốt thai kỳ của mình, từ 400 – 800 microgram mỗi ngày. Đối với những phụ nữ đang chuẩn bị có thai, việc tiêu thụ axit folic mỗi ngày từ trước khi có thai khoảng 3 tháng cũng rất cần thiết. 400 microgram là liều dùng hàng ngày.

2. Axit folic tồn tại ở những dạng nào?

- Trong thực phẩm như gan và các bộ phận nội tạng (mỗi tuần ăn một lần), thịt gia cầm, ngũ cốc (vừng, lạc).
- Trong rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), trong nấm, đậu lima, bánh mì bằng bột mì nguyên chất, bắp, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi. Tất cả những phụ nữ muốn mang thai nên ăn thêm những thực phẩm này hàng tháng trước khi có thai.
- Trong thuốc viên liều 400 microgram, uống ngày 1 viên từ 3 tháng trước khi có thai đến khi sinh.
- Trong dạng axit folic uống, 1 bịch khoảng 1 ly đầy chứa đủ lượng axit folic cần dùng hàng ngày. Dạng này thích hợp cho những người không muốn dùng thuốc viên.
Lưu ý: Các loại thực phẩm đóng hộp đã làm mất đi từ 50 đến 90% axit folic có trong đó, bởi trong quá trình chế biến axit folic đã bị mất đi bởi sức nóng. Chính vì thế, sẽ là rất quan trọng và cần thiết để nên ăn những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm tươi sống. Đối với các món rau không nên ngâm quá lâu trong nước và nấu chín kỹ.

3. Thiếu DHA thai nhi sẽ gặp vấn đề gì?

DHA là một loại acid béo omega 3 đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành lớp màng tế bào thần kinh, thị giác, chất xám trong não bộ của trẻ. Thiếu DHA trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ có thể khiến cho trẻ phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh, miễn dịch suy giảm… Ngoài ra, DHA còn giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa một số bệnh lý như Đái tháo đường thai kỳ, Tiền sản giật, Trầm cảm sau sinh… Ở trẻ, khi thiếu hụt DHA sẽ tác động trực tiếp đến độ thông minh, khả năng đọc, ghi nhớ và các hành vi. Trẻ rất dễ mắc chứng giảm sút trí nhớ, học tập kém, chậm phát triển so với các bạn đồng trang lứa.

4. DHA hỗ trợ gì cho thai nhi và mẹ trong thai kỳ?

Bình thường, cơ thể không tự sản sinh được DHA nhưng nhu cầu cơ thể đối với DHA lại rất lớn nên cần bổ sung thường xuyên. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lượng nhu cầu DHA để giúp thai nhi phát triển các bộ phận quan trọng nhất như não bộ, thị giác, hệ tuần hoàn. Quá trình này sẽ đi đến đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) và trong suốt năm đầu đời của bé khi đang bú mẹ.

A/ Đối với sự phát triển não ở trẻ sơ sinh

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có mẹ bổ sung đủ DHA trong nửa sau của thai kỳ có xu hướng đạt được số điểm cao hơn trong bài kiểm tra phối hợp tay-mắt hơn những trẻ khác. Ngoài ra, chỉ số IQ của các trẻ này cũng cao hơn.

Một số nghiên cứu tiến hành trên những em 30 tháng tuổi cho thấy, những trẻ đã từng được nhận một lượng lớn DHA trong tử cung sẽ phát triển hệ thần kinh vận động tốt hơn. Hơn nữa, trong 5 năm, những trẻ này luôn có khả năng tập trung cao hơn so với những trẻ được bổ sung ít DHA. Hiện nay, đã có tới hàng nghìn công trình nghiên cứu đề cập tới vai trò của DHA với sự phát triển trí tuệ của trẻ.

B/ Đối với sự  phát triển thị giác

Theo các nghiên cứu của Đại học British Colombia về lợi ích của DHA với thị giác, người ta thấy rằng trẻ hai tháng tuổi, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng này khi còn trong bụng mẹ thì có thị lực cao hơn.

C/ Đối với sự tăng cân của trẻ

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Maastricht cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa mức độ DHA trong một người mẹ, đặc biệt là đầu thai kỳ, với chu vi vòng đầu và cân nặng khi sinh. Các nghiên cứu khác đã lưu ý rằng việc bổ sung DHA trong thai kỳ của một người mẹ có thể làm giảm nguy cơ sinh non, ngay cả đối với các bà mẹ đã có từng bị sinh non.

D/ Đối với sức khỏe của mẹ

Nhiều nghiên cứu quy mô lớn trong nhiều năm  thấy rằng, bà bầu được bổ sung DHA sẽ giúp phòng tránh các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai như Tiền sản giật, Đái tháo đường thai kỳ, Trầm cảm sau sinh… Sức đề kháng và hoạt động tim mạch của bà bầu cũng tăng lên khi được bổ sung đầy đủ DHA trong thời gian mang bầu.

 

5. Khi nào nên bổ xung DHA trong thai kỳ?

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, sự hình thành não bộ và phát triển trí tuệ của trẻ đã tiến triển vô cùng mạnh mẽ, bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ gồm tháng 4, 5, 6) bào thai đã hình thành thính giác và thị giác, do đó trẻ dễ dàng cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe thấy âm thanh xung quanh bụng mẹ và học cách tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Cho đến tháng thứ 9 của thai kỳ, kích thước não bộ của thai nhi đã to bằng khoảng 25% so với người trưởng thành. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rằng việc bổ sung DHA cho những ngày đầu thai kỳ là hết sức quan trọng. Bào thai hấp thụ DHA từ nguồn thực phẩm, thuốc thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ, và sữa mẹ khi chào đời. Bổ sung thêm DHA vào chế độ ăn uống hàng ngày khi mang thai và khi cho con bú sẽ bảo đảm cho thai nhi có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển. Nhìn chung các giai đoạn đều nên bổ sung khoảng 200mg DHA theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên ở các giai đoạn có khác nhau một chút.

3 tháng đầu thai kỳ: Bên cạnh việc bổ sung sắt, protein, canxi đầy đủ, mẹ bầu cần nhớ bổ sung cả DHA trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là thời kỳ tương đối nhạy cảm là tiền đề giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, đặc biệt là giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời. Thời kỳ này, ngoài viên uống bổ sung Omega-3 chứa DHA, mẹ bầu cũng nên bổ sung DHA từ nguồn thực phẩm.

3 tháng giữa thai kỳ: Thời kỳ này, giai đoạn ốm nghén hầu như đã thuyên giảm, bạn có thể ăn uống bình thường. Vì vậy đây là giai đoạn tăng tốc chất lượng nguồn dinh dưỡng cho thai nhi. Giai đoạn này, não của bé phát triển liên tục và mạnh mẽ nhất, do đó DHA đóng vai trò cực kỳ quan trọng cung cấp độ mềm dẻo, đàn hồi cho màng tế bào thần kinh. Lúc này, lượng DHA bổ sung có thể tăng hơn so với giai đoạn đầu và cần uống thêm các loại thuốc có hàm lượng DHA cao.

3 tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn này mẹ bầu không cần phải tăng tốc ăn uống như giai đoạn trước mà cần nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý . Ở 3 tháng cuối thai kỳ, kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhiều nên cần nhiều DHA. Ngoài việc bổ sung thuốc chứa DHA, bà mẹ cũng nên bổ sung nhiều thức ăn giàu DHA hơn hai giai đoạn trước.

Bên cạnh việc bổ xung DHA việc bổ xung EPA qua các sản phẩm Omega cũng là điều tối quan trọng vì nó tương hỗ giúp ích cho sự phát triển của não bộ.

Để cho con mình khỏe mạnh, phát triển đầy đủ và tránh được các dị tật bẩm sinh, mẹ bầu thông minh cố gắng bồi bổ đầy đủ dưỡng chất và các loại vitamin cần thiết. DHA và Acid Folic với hàm lượng cao, đủ cho mẹ bầu và thai nhi được kết hợp trong mỗi viên MAMACARE DHA của Davidhealth Vietnam. Đồng thời EPA cũng có trong Dầu Seal Omega 3 của Davidhealth Vietnam. Hãy sử dụng đều mỗi ngày vì tương lai của thế hệ trẻ.

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác