DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

Những thói quen xấu của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến tâm lý đứa trẻ

Share Ngày đăng: 06:09:42 - 12/10/2017 - Số lượt người xem: 2769

Bố mẹ đóng vai trò quan trọng

Trẻ em học cách cảm nhận về cơ thể, khả năng của mình - mọi thứ - từ những gì bố mẹ của chúng nói và làm. Cách tốt nhất nhất để dạy cho chúng thói quen lành mạnh không phải là phần thưởng hoặc hình phạt. Thay vào đó, cách hay nhất là hành động tích cực và có hành vi lành mạnh.

Khi bạn đặt ra một ví dụ tốt, bạn sẽ giúp chúng tìm hiểu những cách tốt để cảm thấy hạnh phúc và có những lựa chọn lành mạnh. Hoặc có thể thay đổi để bản thân tốt hơn? Vậy là được rồi. Bạn có thể làm điều đó cùng với con của mình.

 

Thói quen xấu #1: Tự phê bình

Ý kiến tiêu cực của bố mẹ về ngoại hình, cân nặng của con mình sẽ làm lòng tự trọng của trẻ tăng cao. Điều này có thể dẫn đến những sai lầm của bé, làm bé tự ti khi nhìn mình trong gương hoặc đứng chung cùng bạn bè.

Hãy loại bỏ các nhận xét tiêu cực. Thay vào đó, bố mẹ nên nói về cảm giác tốt khi tập thể dục, ăn những thức ăn lành mạnh hoặc ngủ đủ giấc. Điều này sẽ dễ ghi sâu vào tâm trí trẻ hơn và giúp chúng tự tin vào bản thân hơn.

 

Thói quen xấu #2: Ăn uống theo cảm xúc

Nếu những lúc buồn hoặc thất vọng, bạn thường lấy lí do đồ ăn sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Điều này sai hoàn toàn và có thể ảnh hưởng những thói xấu này đến con bạn. Bạn đang cho chúng thấy rằng thức ăn là cách để cảm thấy tích cực.

Thay vào đó, hãy tạo cho mình thói quen làm việc để tạo cảm hứng khi sự thất vọng đang hiện hữu. Hãy để chúng thấy việc gặp gỡ bạn bè hay đi bộ mới chính là cách để tạo niềm vui trong cuộc sống.

 

Thói quen xấu #3: Thường xuyên nhắn tin, gửi mail, nói chuyện điện thoại

Không công bằng khi nói với trẻ em đừng nhắn tin ở bàn ăn nếu bạn đang sử dụng điện thoại ngay lúc đó. Những gì bạn làm sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ hơn những gì bạn nói. Đặt ra các quy tắc trong gia đình khi sử dụng thiết bị công nghệ, cho tất cả mọi người, bao gồm cả cha mẹ, và cần bám sát vào quy tắc này. Hãy thử cất các thiết bị công nghệ đi, và cùng nhau ăn tối, trò chuyện, hay có 1 buổi dã ngoại cùng nhau, bạn sẽ thấy được lợi ích từ việc này.

 

Thói quen xấu #4: Chú trọng vào bề ngoài và vật chất

Nhiều bé gái thích mặc đẹp, trang điểm. Nhưng các chuyên gia nói rằng hãy cẩn thận khi dành quá nhiều thời gian cho ăn diện hơn là chất lượng cuộc sống.

Hãy sử dụng thời gian làm đẹp để vui chơi với những thói quen lành mạnh - đi dạo hoặc dạy chúng một môn thể thao. Chúng sẽ học được rằng trở thành một cô gái có nghĩa là mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng. Thêm vào đó, chúng sẽ thấy rằng tập thể dục là một “liều thuốc” giảm căng thẳng tuyệt vời. Và chắc chắn rằng bạn thường xuyên khen ngợi chúng thông minh hoặc tốt bụng để tạo cảm hứng cho trẻ.

 

Thói quen xấu #5: Uống rượu/bia để cảm thấy tốt hơn

Nếu bạn về nhà sau một ngày làm việc tồi tệ và nói, "Tôi cần bia/rượu", bạn đang dạy con bạn rằng bia/rượu là một cách tốt để thư giãn và cảm thấy tốt hơn về bản thân. Tương tự như phụ thuộc vào cà phê hoặc soda để tạo năng lượng.

Thay vào đó, hãy tìm những cách lành mạnh hơn để giảm căng thẳng hoặc kích động. Thử tập thể dục, thiền, hay một thú vui thư giãn và kéo cả gia đình tham gia. Đó là những cách tốt để mọi người thư giãn hoặc nạp lại năng lượng sau 1 tuần căng thẳng, mệt mỏi.

 

Thói quen xấu #6: Hay so sánh

Hay so sánh con mình với những đứa trẻ khác (hàng xóm, bạn cùng lớp, anh chị em ruột) rất hiếm khi là động lực tốt.

Thay vào đó, hãy ca ngợi chúng vì đã làm hết sức mình. Giúp chúng tập trung vào niềm vui khi ở bên ngoài hoặc làm thế nào để chúng trở nên tốt hơn. Bạn cũng có thể giúp chúng tìm thấy một hoạt động chúng  đam mê và giúp chúng thực hiện.

 

Thói quen xấu #7: Luôn luôn trù dập

Nếu bạn và vợ/chồng của bạn liên tục đụng độ nhau, con của bạn đang cảm thấy rằng chuyện xô xát là bình thường và có thể chúng sẽ hành động theo cách đó. Stress thường là một sự kích hoạt từ cuộc sống.

Nếu bạn cần giúp đỡ để giải quyết vấn đề căng thẳng hàng ngày, hãy xem xét lại cuộc sống để  giảm bớt căng thẳng. Tranh cãi có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn lúc đầu nhưng tồi tệ hơn sau đó. Thêm vào đó, căng thẳng dẫn đến đánh nhau có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em.

 

Thay đổi bản thân

Nếu bạn thấy mình hành xử một cách tiêu cực trước mặt con mình, đừng hy vọng chúng không nhận thấy và bỏ qua điều này. Hãy tự nhìn nhận lỗi của bản thân.

Có thể hỏi ý kiến của con mình để hoàn thiện bản thân hơn. Có lẽ chúng sẽ hạnh phúc hơn nếu chúng giúp bạn nhận thức rõ hơn về hành động sai trái của mình. Các thành viên trong gia đình có nhiều khả năng thành công hơn nếu họ ủng hộ lẫn nhau trong các lựa chọn của họ.

 
< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác