DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

VƯỢT QUA RÀO CẢN LỚN NHẤT KHI MẮC BỆNH UNG THƯ : NỖI SỢ HÃI

Share Ngày đăng: 12:35:31 - 15/06/2017 - Số lượt người xem: 2121

 

Nghiên cứu tập trung vào một loạt các buổi trị liệu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Canada để giúp các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối giải quyết các vấn đề thực tế và cảm xúc mà họ phải đối mặt. Chương trình này được gọi là CALM, bao gồm ba đến sáu buổi từ 45 đến 60 phút do các chuyên gia chăm sóc y tế đã được đào tạo thực hiện.

 

Tiến sĩ Gary Rodin, người đứng đầu trung tâm Ung thư Princess Margaret tại Toronto cho biết, các buổi tập CALM tập trung vào cách xử lý tốt nhất việc đưa ra quyết định chăm sóc sức khoẻ, các mối quan hệ cá nhân và những lo ngại liên quan đến sự kết thúc cuộc đời. "Đây là những thách thức mà bệnh nhân và gia đình có thể dự đoán trước, và có thể có rất nhiều phiền toái, rất nhiều lo lắng, rất nhiều nỗi sợ hãi, rất nhiều nỗi buồn xung quanh họ", Rodin nói. "Và chưa có cách tiếp cận có hệ thống để giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề này."

 

Để kiểm tra tính hiệu quả của CALM, Rodin và các đồng nghiệp đã tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng gồm 305 bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối. Trong vòng 3 tháng, liệu pháp CALM đã làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm lầm sàng cho 52% bệnh nhân, so với 33% bệnh nhân được chăm sóc bình thường. "Không chỉ làm giảm triệu chứng trầm cảm, mà những người được điều trị còn ít bị trầm cảm hơn", Rodin nói. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ ở hơn 20 quốc gia đã được đào tạo về liệu pháp CALM, và Rodin cho biết, các nhà phát triển đang tổ chức một mạng lưới đào tạo toàn cầu.

 

Nghiên cứu thứ hai được các nhà nghiên cứu Úc phát triển nhằm giúp những người sống sót sau căn bệnh ung thư khi phải lo sợ bệnh tái phát.

 

Phương pháp trị liệu trên, gọi là Conquer Fear, gồm 5 buổi riêng lẻ trong 10 tuần. Những người sống sót sau căn bệnh ung thư phải học các kỹ thuật để kiểm soát sự lo lắng, chấp nhận sự không chắc chắn rằng ung thư có thể tái phát, và chuyển hướng tập trung vào những gì họ muốn thoát khỏi trong cuộc sống.

 

Các nhà nghiên cứu tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng với 222 người sống sót sau căn bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng hoặc khối u ác tính, tất cả đều hết ung thư nhưng báo cáo cũng cho biết rằng họ rất sợ bệnh sẽ tái phát lại. Những người sống sót được phân ngẫu nhiên để điều trị bằng liệu pháp Conquer Fear hoặc tập luyện thư giãn cơ bản.

 

Các nhà nghiên cứu cho biết những bệnh nhân thử nghiệm liệu pháp Conquer Fear đã giảm đáng kể nguy cơ tái phát ung thư so với những người tập luyện thư giãn. Hiệu quả vẫn tiếp tục kéo dài đến sáu tháng.

 

Các kết quả được trình bày vào ngày thứ sáu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), tại Chicago. Nghiên cứu được diễn giải tại các cuộc họp được xem xét sơ bộ cho đến khi được công bố trong tạp chí chuyên ngành.

 

Chủ tịch của ASCO, Tiến sĩ Bruce Johnson, nói: Liệu pháp điều trị cho những người sống sót sau ung thư ngày càng trở nên quan trọng vì các bác sĩ chữa bệnh ung thư đã học được cách chữa trị tốt hơn.

 

Johnson, giám đốc nghiên cứu lâm sàng của Viện Ung bướu Dana-Farber ở Boston, cho biết: "Khoảng 1/2 đến 2/3 số bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi." Cảm ơn trời, đó là một tỷ lệ đáng kể trong dân số chúng ta. "Điều này cho thấy sự can thiệp có hiệu quả tiềm tàng cho những người mà cuộc sống của họ đang bị ảnh hưởng khi phải lo lắng rằng ung thư sẽ quay trở lại."

 

Nếu hai nghiên cứu trên liên quan đến liệu pháp trực tiếp, thì nghiên cứu thứ ba đã sử dụng một chương trình quản lý sự căng thẳng dựa trên phần mềm giúp các bệnh nhân giai đoạn đầu được chẩn đoán.

 

Chương trình kéo dài tám tuần được phát triển bởi các bác sĩ ung thư và nhà tâm lý học, sử dụng các khái niệm bắt nguồn từ liệu pháp hành vi nhận thức - một loại trị liệu ngắn hạn và đúng mục tiêu. Được gọi là STREAM, nó giúp mọi người nhận biết và quản lý các nguồn căng thẳng tiềm ẩn.

 

Trong một thử nghiệm lâm sàng, 129 bệnh nhân đang điều trị ung thư đã được chỉ định điều trị liệu pháp STREAM hoặc quản lý cuộc sống của họ mà không cần sự giúp đỡ.

Trong vòng hai tháng, những người tiếp nhận liệu pháp STREAM đã có một sự cải thiện lớn hơn về chất lượng cuộc sống so với những người không dùng liệu pháp. Họ cũng giảm tình trạng căng thằng, trong khi mức độ này vẫn không thay đổi ở những người không dùng liệu pháp STREAM.

 

Nhà nghiên cứu chính - tiến sĩ Viviane Hess - chuyên gia ung thư học tại Bệnh viện Đại học Basel ở Thụy Sĩ cho biết các bệnh nhân dành ít thời gian cho sự hỗ trợ tâm lý sớm trong quá trình điều trị. Bà nói trong một thông cáo báo chí của ASCO: "Với sự can thiệp trực tuyến này, chúng tôi nhắm mục tiêu để thu hẹp khoảng cách.”

 
< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác