Share Ngày đăng: 11:05:19 - 31/05/2017 - Số lượt người xem: 2767
Chạy bộ hay thực hiện những hoạt động thể chất khác thường xuyên sẽ làm chậm lão hóa
Liệu tập thể dục thường xuyên, tích cực có phải là "nguồn sức sống" không? Nghiên cứu mới cho thấy nó có thể - ít nhất là đối với các tế bào trong cơ thể bạn.
"Trên thực tế 40 tuổi không có nghĩa về mặt sinh học bạn đã 40 tuổi.", Larry Tucker, giáo sư khoa học thể dục tại Đại học Brigham Young ở Utah nói.
Tucker nói trong một thông cáo báo chí rằng: "Chúng ta đều nhận thấy có những người nhìn trẻ hơn so với tuổi đời của họ. Càng có nhiều hoạt động thể chất, sự lão hoá sinh học càng ít xảy ra trong cơ thể chúng ta”.
Ông và các đồng nghiệp của ông đã phân tích dữ liệu từ một cuộc khảo sát của hơn 5.800 người Mỹ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người có hoạt động thể chất nặng, liên tục sẽ có "telomeres" dài hơn so với những người hoạt động vừa hoặc không hoạt động.
Telomeres là các đoạn kết protein trên nhiễm sắc thể. Mỗi lần một tế bào lặp lại, một ít các đoạn kết sẽ bị mất đi. Điều đó có nghĩa là nếu bạn già đi, các telomeres sẽ rút ngắn hơn.
Tuy nhiên, telomeres ở những người có hoạt động thể chất nặng sẽ có tuổi thọ nhiều hơn 7 năm so với những người hoạt động vừa phải. Và lợi thế là chín năm so với những ai không hoạt động, các nhà nghiên cứu kết luận.
Các tác giả nghiên cứu đã xác định "hoạt động tích cực" ít nhất 30 phút (phụ nữ) hoặc 40 phút (đàn ông) cho chạy bộ mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
"Nếu bạn muốn thấy một sự khác biệt thực sự trong việc làm chậm quá trình lão hóa sinh học của bạn, thì một bài tập thể dục nhẹ sẽ không có sự thay đổi. Bạn phải tập luyện thường xuyên ở mức cao", Tucker nói.
Nghiên cứu không thực sự chứng minh rằng tập thể dục sẽ làm chậm trễ quá trình rút ngắn telomere. Tuy nhiên, "chúng ta biết rằng hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống, và bây giờ chúng ta biết một phần của lợi thế đó có thể là do sự bảo vệ của telomeres", Tucker nói thêm.
Cuộc nghiên cứu này dự kiến sẽ được công bố trên số ra tháng 7 của tạp chí Y học Dự phòng.