Share Ngày đăng: 05:41:50 - 04/08/2017 - Số lượt người xem: 2300
Chức năng của sắt trong cơ thể là gì?
Sắt rất quan trọng cho nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển ô-xy. Đó là chất cấu thành huyết sắc tố, chính huyết sắc tố này cấu tạo thành hồng cầu - hồng cầu được sản sinh trong tủy xương. Huyết sắc tố chiểm 70% lượng sắt trong cơ thể, 20% trong các tế bào cơ, đặc biệt trong myoglobine.
Trong máu, sắt được gắn kết với một protein vận chuyển: transferrine hoặc sidérophiline và sidéophiline sẽ phân phối sắt cho các tế bào.
Sắt không được sử dụng sẽ được dự trữ dưới dạng liên kết với ferritine. Nơi dự trữ chính là gan và các đại thực bào. Sắt dự trữ có thể được sử dụng khi nhu cầu sắt của cơ thể lên cao như trẻ đang phát triển, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Vì sắt có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu nên bất thường về chuyển hóa sắt sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt (tức là lượng huyết sắc tố dưới mức bình thường: bình thường là 13g/dl ở nam, 12g/dl ở nữ và 11g/dl ở phụ nữ mang thai).
Sắt từ đâu đến?
· Thực phẩm
· Quá trình chuyển hóa hồng cầu
Sắt từ thức ăn phải được hấp thu bởi cơ thể. Quá trình hấp thu này diễn ra ở ruột non và đặc biệt là ở tá tràng.
Tại sao lại thiếu sắt?
Thông thường ở những người có sức khỏe tốt, luôn có sự cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ. Sự cân bằng này có thể mất đi do nhiều lý do: hoặc do thiếu cung cấp, hoặc do giảm hấp thụ, tăng tiêu thụ, hoặc do tăng nhu cầu (tăng trưởng, mang thai).
Mất sắt có thể do:
· Mất máu sinh lý: mất theo phân, bong tế bào, hành kinh ở phụ nữ.
· Liên quan hoặc không liên quan đến mất máu do bệnh lý: chảy máu tiêu hóa, phụ khoa.
Xác định thiếu sắt bằng cách xét nghiệm máu các chất chỉ điểm chuyển hóa sắt.
Dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu là gì?
Các dấu hiệu thường khác nhau. Thiếu máu có thể được biểu hiện qua: mệt mỏi, thở dốc, xanh xao, choáng váng, hồi hộp, rụng tóc…
Cách duy nhất để chẩn đoán thiếu máu là làm xét nghiệm máu để xem lượng huyết sắc tố trong cơ thể.
Lượng sắt trung bình cần thiết hàng ngày là bao nhiêu?
Nhu cầu này thay đổi theo độ tuổi, giới tính, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú
Trẻ sơ sinh: 7 mg/ngày
Trẻ em:
+ 1 - 9 tuổi: 7 mg/ngày
+ 10 – 12 tuổi: 8 mg/ngày
Trẻ vị thành niên (13 – 19 tuổi)
+ Trai: 12 mg/ngày
+ Gái: 14mg/ngày
Người lớn:
+ Đàn ông: 9mg/ngày
+ Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt: 16mg/ngày
+ Phụ nữ mang thai: 25-35mg/ngày
+ Phụ nữ cho con bú: 20mg/ngày
+ Phụ nữ mãn kinh: 9mg/ngày
Fenatal David Health Vietnam
Sắt có nhiều trong thực phẩm nhưng không phải ai cũng có thể bổ sung đầy đủ lượng sắt cơ thể cần thông qua các dưỡng chất ăn hàng ngày. Fenatal David Health Vietnam là sản phẩm được sản xuất tại Canada với hàm lượng các chất cơ bản được tăng cường, hàm lượng sắt lên tới 30mg/viên, đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất hàng ngày cho sức khỏe con người, đem lại sự cân bằng lượng sắt tốt đi nuôi dưỡng cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.