DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

3 sai lầm có thể khiến người cao huyết áp dễ đột quỵ

Share Ngày đăng: 05:51:15 - 03/01/2020 - Số lượt người xem: 3260

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 3 sai lầm phổ biến trong thực hành điều trị tại nhà của người bệnh tăng huyết áp khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đột quỵ bất cứ lúc nào.

Sai lầm 1: Bỏ thuốc hoặc uống thuốc thất thường

Mỗi ngày, khoa A9 của bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ do bỏ thuốc điều trị tăng huyết áp. Khi hỏi về lý do chủ quan không dùng thuốc sau khi bệnh nhân hồi phục, đa phần nhận được câu trả lời:

- Họ nghĩ rằng huyết áp cao giống như các bệnh thông thường, chỉ cần huyết áp về chỉ số bình thường nghĩa là bệnh đã khỏi và không cần uống thuốc nữa. Do đó khi nào huyết áp lên thì uống thuốc, huyết áp hạ thì thôi.

- Một số trường hợp bị các tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, ho khan, choáng váng… nên bỏ thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, người bị bệnh tăng huyết áp hầu như phải sử dụng thuốc suốt đời và không được ngưng thuốc dù huyết áp mục tiêu đã đạt được. Việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là vô cùng nguy hiểm. Bởi khi đó, huyết áp không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào, gây tai biến nguy hiểm như xuất huyết não, nhồi máu não…

Sai lầm 2: Không đo huyết áp hàng ngày

Người Việt thường không có thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là người cao tuổi, người có nguy cơ tăng huyết áp, người đang điều trị tăng huyết áp.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Hội tim mạch học Việt Nam khuyên người tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần hàng ngày, vào buổi sáng sớm và buổi chiều để theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo dõi 2 lần trong 1 ngày sẽ biết được diễn tiến của huyết áp tăng hay giảm do tác động của các yếu tố như hoạt động thể lực, stress, sự thay đổi nhiệt độ, môi trường…

Khi huyết áp lên cao, có thể can thiệp kịp thời, tránh các tổn thương thành mạch và ngăn cản việc hình thành cục máu đông, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não.

Sai lầm 3: Ỷ lại vào thuốc

Nhiều người cao huyết áp cho rằng chỉ cần uống thuốc mà không cần điều chỉnh về dinh dưỡng và luyện tập là có thể hạ được huyết áp.

Nhiều bệnh nhân cao huyết áp vẫn ăn mặn, vẫn sử dụng chất kích thích, ít vận động thể lực và không kiểm soát cân nặng.

Chính những yếu tố này tác động lên huyết áp rất lớn, làm cho huyết áp khó kiểm soát hoặc không ổn định.

Vì vậy bên cạnh thuốc điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học như không nên ăn mặn, hạn chế ăn mỡ động vật, uống rượu bia, không hút thuốc lá, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày với những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa với sức mình như đi bộ vừa, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, tập dưỡng sinh…

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 3 sai lầm phổ biến trong thực hành điều trị tại nhà của người bệnh tăng huyết áp khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đột quỵ bất cứ lúc nào.

 

Sai lầm 1: Bỏ thuốc hoặc uống thuốc thất thường

Mỗi ngày, khoa A9 của bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ do bỏ thuốc điều trị tăng huyết áp. Khi hỏi về lý do chủ quan không dùng thuốc sau khi bệnh nhân hồi phục, đa phần nhận được câu trả lời:

- Họ nghĩ rằng huyết áp cao giống như các bệnh thông thường, chỉ cần huyết áp về chỉ số bình thường nghĩa là bệnh đã khỏi và không cần uống thuốc nữa. Do đó khi nào huyết áp lên thì uống thuốc, huyết áp hạ thì thôi.

- Một số trường hợp bị các tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, ho khan, choáng váng… nên bỏ thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, người bị bệnh tăng huyết áp hầu như phải sử dụng thuốc suốt đời và không được ngưng thuốc dù huyết áp mục tiêu đã đạt được. Việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là vô cùng nguy hiểm. Bởi khi đó, huyết áp không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào, gây tai biến nguy hiểm như xuất huyết não, nhồi máu não…

 

Sai lầm 2: Không đo huyết áp hàng ngày

Người Việt thường không có thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là người cao tuổi, người có nguy cơ tăng huyết áp, người đang điều trị tăng huyết áp.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Hội tim mạch học Việt Nam khuyên người tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần hàng ngày, vào buổi sáng sớm và buổi chiều để theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo dõi 2 lần trong 1 ngày sẽ biết được diễn tiến của huyết áp tăng hay giảm do tác động của các yếu tố như hoạt động thể lực, stress, sự thay đổi nhiệt độ, môi trường…

Khi huyết áp lên cao, có thể can thiệp kịp thời, tránh các tổn thương thành mạch và ngăn cản việc hình thành cục máu đông, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não.

 

Sai lầm 3: Ỷ lại vào thuốc

Nhiều người cao huyết áp cho rằng chỉ cần uống thuốc mà không cần điều chỉnh về dinh dưỡng và luyện tập là có thể hạ được huyết áp.

Nhiều bệnh nhân cao huyết áp vẫn ăn mặn, vẫn sử dụng chất kích thích, ít vận động thể lực và không kiểm soát cân nặng.

Chính những yếu tố này tác động lên huyết áp rất lớn, làm cho huyết áp khó kiểm soát hoặc không ổn định.

 

Vì vậy bên cạnh thuốc điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học như không nên ăn mặn, hạn chế ăn mỡ động vật, uống rượu bia, không hút thuốc lá, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày với những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa với sức mình như đi bộ vừa, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, tập dưỡng sinh…

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác