DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

Vì sao chúng ta nên ăn thực phẩm giàu “ nước” thay vì uống nước

Share Ngày đăng: 01:15:16 - 30/11/2019 - Số lượt người xem: 5147

Chúng ta luôn được khuyên rằng phải uống nhiều nước, trung bình 2 lít hoặc tám ly nước lớn/ ngày. Điều này khiến nhiều người, đặc biệt là nữ giới cố gắng uống thật nhiều nước, thậm chí quá mức cho phép. Nhưng thật ra uống nước quá nhiều chưa hẳn là tốt.

Hiện nay các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hình thành thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều “nước” như rau xanh, trái cây mọng nước thay vì uống nước quá nhiều.

Cơ thể người cần 1,5l – 3l nước mỗi ngày cho các hoạt động sống tùy vào mức độ vận động nặng hay nhẹ.

Điều quan trọng là phải luôn giữ cho các cơ quan luôn có độ ẩm (như trong miệng, mắt và mũi), bôi trơn các khớp, vận chuyển chất dinh dưỡng quanh cơ thể, cân bằng hệ tiêu hóa và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để giúp thanh lọc và đào thải các chất độc.

Nhiều chuyên gia về sắc đẹp cũng nói rằng được cung cấp nhiều nước là bí mật cho làn da sần sùi, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên.

Bởi vì khi vừa sinh ra, nước chiếm 75% - 80% cơ thể, sau đó tỷ lệ này giảm dần theo độ tuổi trưởng thành, và khi chúng ta bước đến ngưỡng cửa của tuổi 50 thì con số này chỉ còn là 50%.

Tuy nhiên, thông điệp uống nhiều nước tốt sức khoẻ đôi khi không chuẩn xác.

Trung bình sẽ có ¼ lượng nước được cung cấp từ thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày. Hầu như tất cả các loại thực phẩm đều chứa một ít nước (thậm chí một lát bánh mì có thể chứa tới 33% nước trong thành phần dinh dưỡng của nó), nhưng trái cây và rau quả là những thực phẩm chứa nhiều nước nhất, đặc biệt dưa chuột, rau diếp, rau cải và củ cải chứa hơn 95% .

Xu hướng hiện nay mà những người quan tâm đến sức khỏe của mình đang chú ý là thói quen bổ sung nhiều thực phẩm giàu “nước” và hạn chế uống nước ít lại.

Theo nghiên cứu từ Đại học California (Los Angeles, Mỹ), đồng thời cũng là tác giả của quyển sách The Water Secret (tạm dịch: Bí mật của nước), cho biết: "Hydrat hóa tốt là về nước mà bạn giữ trong cơ thể chứ không phải là nước bạn uống.

Uống quá nhiều nước có thể làm suy giảm hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong cơ thể người vì chúng bị đào thải ra khỏi cơ thể quá nhanh.

Tuy nhiên, “nước” bạn ăn vào lại khác. Vì nước trong thực phẩm được bao quanh bởi các phân tử khác giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào các tế bào của chúng ta và đảm bảo rằng nó nằm trong hệ thống của chúng ta đủ lâu để được sử dụng tốt.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy trái cây tươi và rau xanh có thể cung cấp lượng nước cho cơ thể hiệu quả gấp 2 lần so với uống một ly nước.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Aberdeen đã phát hiện ra rằng đường tự nhiên, protein, muối khoáng và vitamin trong trái cây và rau xanh giàu nước có khả năng tái tạo các chất dinh dưỡng bị mất đi do tập thể dục. 

Cụ thể, 1 trái dưa chuột 100g chứa 96% nước chỉ có thể cung cấp dưới 100 ml chất lỏng (khoảng ¼ đồng xu).

Tuy nhiên, bằng cách uống nước ép dưa chuột, bạn sẽ nhận được 100ml chất lỏng (bao gồm chất xơ và các chất dinh dưỡng) mà cơ thể có thể thực sự cần đến.

Các chuyên gia về ung thư đề nghị, nếu bạn muốn ăn nhiều “nước” và có thể lựa chọn nhiều nguồn thực phẩm nguồn gốc thực vật, bạn cần tăng mức tiêu thụ trái cây và rau xanh tối thiểu là 5 phần mỗi ngày để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Bạn cũng có thể giảm cân nhờ ăn nhiều “nước”.

Tiến sĩ Sarah Schenker, chuyên gia dinh dưỡng cho biết: "Thực phẩm có hàm lượng nước cao có xu hướng ít calo. Thay thế thực phẩm giàu “nước” cho thực phẩm giàu calo là một cách thông minh để loại trừ lượng calo và chất béo ra khỏi chế độ ăn uống của bạn. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy các thực phẩm giàu “nước” còn giúp tạo cảm giác nhanh no hơn, từ đó ăn ít lại.

Tiến sĩ Schenker nói thêm: "Nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp bạn không chống lại cảm giác thèm ăn. Các loại thực phẩm giàu “nước” có thể giúp tăng cường dinh dưỡng cho chế độ ăn uống bằng cách cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng và nước."

Bà đề nghị nên ăn rau xanh mọng nước trước khi ăn món chính, ăn rau quả quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Tiến sĩ cũng khuyên chúng ta nên ăn cơm sống hoặc chỉ nấu nhẹ.

Nguyên nhân là do quá trình nấu cơm, màng tế bào nứt ra và để nước bị rò rỉ ra ngoài, làm giảm khả năng cung cấp nước tiềm ẩn và làm trôi các chất dinh dưỡng quý giá.

Nhưng trước khi vứt bỏ những bình chứa nước khổng lồ trong tủ lạnh và thay thế bằng các món salad, Tiến sĩ Schenker nói rằng bạn cũng có thể uống nước chầm chậm trước khi ăn.

Nếu chuyển quá nhanh từ việc uống nước sang “ăn nước” có thể sẽ khiến cơ thể bạn tăng đột ngột hàm lượng chất xơ lạ, và khiến bạn chạy vào toilet do một nguyên nhân hoàn toàn khác.

BẢNG GỢI Ý NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM GIÀU NƯỚC

Rau diếp 300ml

Bánh ngọt 142ml

Cam 122ml

Khoai tây 118ml

Cà chua 109ml

Dưa chuột 100ml

Dưa hấu 92ml

Súp lơ 73ml

Bưởi 72ml

Xà lách mâm xôi 69ml    

Quả việt quất 68ml    

Quả mơ 68ml

Hạt tiêu đỏ 50ml    

Củ cải 40ml

Cần tây 38ml

Bông cải xanh/rau bina 26ml

Táo / lê 115ml

Dâu tây 73ml

Cà rốt 63ml

 

 

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác