Share Ngày đăng: 15:50:22 - 09/06/2016 - Số lượt người xem: 13697
Hỡi những ông bố tương lai, các anh muốn có em bé với người bạn đời của mình thì hôm nay đây, các anh nên gác lại những bữa nhậu say đi nhé.
Trong giai đoạn thai kỳ, người bố mà uống rượu bia cũng mang lại những điều không tốt cho trẻ chẳng khác nào nếu mẹ uống. Theo một nghiên cứu mới đây, tinh trùng của người đàn ông gây ra những rối loạn thai nhi do uống rượu (FASD). Trong số 100 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 bé bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho những bé sơ sinh sinh ra trong trạng thái chậm phát triển về tâm thần, thể chất, và những biểu hiện bất thường trên mặt.
Người ta thường nghĩ rằng chỉ có những đứa bé mà có mẹ uống nhiều bia rượu trong thời gian mang thai mới có những tác động tiêu cực.
Nếu bạn muốn phòng ngừa tình trạng này, một người phụ nữ mang thai không nên uống bia rượu khoảng 9 tháng.
Nhưng ngày nay, các nhà khoa học cho rằng có mối liên hệ giữa những khuyết tật của con trẻ với người cha có uống bia rượu trong thời điểm thụ thai. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí American Journal of Stem Cells, cho biết cả ba lẫn mẹ đều tác động đến sức khỏe của con mình.
Tiếp xúc với bia rượu trước khi sinh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những tổn thương về não của trẻ, khả năng tiếp thu, học hỏi, hành vi kém, và thậm chí có thể gây ra những vấn đề phạm pháp nữa.
Giáo sư hóa sinh Joanna Kitlinska đến từ đại học Georgetown cho biết: “Chúng ta biết các yếu tố về dinh dưỡng, hóc môn, và tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều trong việc thay đổi cấu trúc các bộ phận cơ thể, phản ứng tế bào và những biểu hiện gen đối với thai nhi. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ba của chúng cũng đóng vai trò không thua kém: lối sống, tuổi tác cũng phản ánh đến từng phân tử kiểm soát chức năng gen. Như thế, một người cha ảnh hưởng đến không chỉ đến chính đứa con mình mà đến cả những thế hệ sau này nữa.”
Ví dụ, một em bé sơ sinh có thể được chẩn đoán bị rối loạn thai nhi do bia rượu dù cho mẹ của nó không bao giờ đụng đến bia rượu.
Giáo sư Kitlinska cho biết: “Có đến 75% trẻ em bị chứng FASD có cha đẻ nghiện rượu, cho thấy việc dùng bia rượu vào thời điểm thụ thai có tác động tiêu cực đối với con của mình.”
Căn cứ vào những nghiên cứu được tiến hành trên cả người lẫn động vât, nghiên cứu của họ cho thấy cha càng lớn tuổi thì con dễ bị chứng tâm thân phân liệt, tự kỷ và những khuyết tật ở trẻ. Những khuyết tật này do biểu sinh – sự biến đổi ADN do các yếu tố môi trường như ăn uống, và có thể xảy ra trong chính thế hệ đó và truyền đến những thế hệ sau này nữa.
Giáo sư Kitlinska thêm vào: “Để hiểu rõ hơn về tác động biểu sinh đối với trẻ, chúng ta cần nghiên cứu từng trường hợp riêng rẽ về sự tương tác giữa tác động của cha và mẹ.”