DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

Cơ chế hoạt động của vắc-xin COVID-19

Share Ngày đăng: 03:13:02 - 15/04/2021 - Số lượt người xem: 1626

Vắc-xin COVID-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 mà không cần nhiễm bệnh.

Các loại vắc-xin khác nhau tác động theo những cách khá nhau để tạo ra khả năng bảo vệ. Những với tất cả các loại vắc-xin, cơ thể sẽ được cung cấp tế bào lympho T “ghi nhớ” cũng như tế bào lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút trong tương lai.

Thông thường, vài tuần sau khi tiêm chủng, cơ thể mới sản sinh ra tế bào lympho T và lympho B. Do đó, có thể có trường hợp một người bị nhiễm vi-rút gây bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch. Đôi khi sau khi tiêm vắc-xin, quá trình tạo khả năng miễn dịch có thể gây ra các triệu chứng như sốt. Các triệu chứng này là bình thường và là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch.

Hiện tại đang có ba loại vắc-xin COVID-19 đã được cho phép và khuyến cáo sử dụng, hoặc đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng (Giai đoạn 3) tại Hoa Kỳ.

+ Vắc-xin mRNA chứa vật chất từ vi-rút gây bệnh COVID-19 để cung cấp hướng dẫn cho tế bào chúng ta về cách tạo ra các protein vô hại riêng có với vi-rút đó. Sau khi tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó, chúng phá hủy các vật chất di truyền từ vắc-xin. Cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.

+Vắc-xin tiểu đơn  vị protein bao gồm các mảnh (protein) vô hại của vi-rút gây bệnh COVID-19 thay vì toàn bộ mầm bệnh. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và kháng thể, những tế bào này sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.

+Vắc-xin véc-tơ có chứa một phiên bản điều chỉnh của loại vi-rút khác với loại gây bệnh COVID-19. Bên trong vỏ tế bào vi-rút điều chỉnh có vật liệu từ vi-rút gây bệnh COVID-19. Vật liệu này được gọi là "véc-tơ vi-rút". Sau khi véc-tơ vi-rút vào trong tế bào của chúng ta, vật chất di truyền sẽ cung cấp các hướng dẫn cho tế bào tạo protein riêng có với vi-rút gây bệnh COVID-19. Dùng các hướng dẫn này, tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó. Điều này thúc đẩy cơ thể chúng ta tạo tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ cách chống lại vi-rút đó nếu chúng ta bị lây nhiễm trong tương lai.

Hiện nay có một số loại vắc-xin COVID-19 cần được tiêm nhiều hơn một liều

+ Hai mũi tiêm: Nếu bạn tiêm vắc-xin COVID-19 cần 2 mũi tiêm, bạn được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna cần được tiêm hai liều.

+Một mũi tiêm: Nếu bạn tiêm vắc-xin COVID-19 chỉ yêu cầu 1 mũi tiêm, bạn được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm. Vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson’s Janssen chỉ cần tiêm một liều duy nhất.

Tính đến ngày 08/4/2021, sau một tháng triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn.

Bộ Y tế cho hay, đến nay Việt Nam đã tiêm chủng vaccine COVID-19 cho hơn 55.000 người an toàn. Trong quá trình tiêm, hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác