DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

ĐƯỜNG – CÓ THỂ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE

Share Ngày đăng: 08:31:01 - 16/03/2016 - Số lượt người xem: 3561

Đường gây hại cho sức khỏe và những sản phẩm từ đường là những loại thực phẩm luôn có mặt  hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng quá nhiều có thề gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tại Mỹ chính phủ khuyến nghị người dân mỗi ngày không nên nạp quá 10% calo từ đường tức là khoảng 55 gram mỗi ngày, nhưng có nhiều người tin rằng hạn chế thêm chất ngọt này sẽ tốt cho sức khỏe hơn nữa.

Đường gây hại như thế nào ?

Theo tiến sĩ Robert Lustig, giáo sư tại đại học California - cơ thể của chúng ta có thể chuyển hóa khoảng 25 gram đường mỗi ngày và tất cả lượng dư thừa còn lại được chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể. Gan của chúng ta có năng lực hạn chế trong việc chuyển hóa đường và quá trình xử lý fructose (loại đường phổ biến nhất trong trái cây).

Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều lượng ngọt, vượt quá mức cần thiết thì sẽ dẫn đến các bệnh mạn tính như : Béo phì, tiểu đường type 2, tăng huyết áp, mất trí nhớ, ung thư, các căn bệnh về tim mạch.  Tiêu thụ quá nhiều chất ngọt còn làm giảm hệ miễn dịch, gây stress và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Theo các nghiên cứu cho thấy so với những người tiêu thụ ít hơn 7% calo đường hàng ngày, thì nguy cơ mắc bệnh về tim mạch ở một người tiêu thụ hơn 21% sẽ cao gấp hai lần và nguy cơ đó sẽ tăng gấp 3 lần nếu lượng tiêu thụ  trên 25%.

Trong thực tế đường có khả năng gây nghiện hơn cả cocaine, một vài nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng chất ngọt có thể gây nghiện gấp 8 lần so với cocaine.

Lượng đường trong các loại thức ăn nhẹ.

Đa số tất cả các thực phẩm hàng ngày của chúng ta đều có chứa đường và  nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại, tuy nhiên có một số thực phẩm chứa lượng đường khá cao, nhất là trong các loại thực phẩm ăn nhẹ.

  • Một thanh sôcôla sữa 44g chứa khoảng 25 gram đường, còn 1 thanh kẹo Butterfinger cỡ vừa có chứa 29 gram với cỡ lớn thì có đến 51 gram.
  • Một lon coca có chứa đến khoảng 35 gram đường, một lon nước tăng lực trung bình chứa khoảng 36 gram còn với một tách sôcôla nóng thì chứa khoảng 21 gram.
  • Lượng đường trong bánh ngọt và các loại thực phẩm ngọt khác thường chứa rất ít chất dinh dưỡng. Với một lát bánh bông lan có khoảng 26 gram trong đó. Còn một muỗng kem đã chứa đến 15gram.

Ngay cả những thực phẩm thường được coi là “ lành mạnh “ như sữa chua vẫn có thể chứa một lượng  khiến chúng ta phải giật mình, như các loại sữa chua trái cây có thể chứa tới 19 gram trong đó chỉ có tới 12 gram đường phụ gia, một hộp sữa chua dâu tây Yoplait 6 ounce (khoảng 170 gram) có chứa đến 26 gam.

Công ty thực phẩm General Mills nơi sở hữu thương hiệu sữa chua Yoplait cũng tuyên bố họ sẽ cắt giảm 25% lượng đường trong Sữa chua Yoplait thay vào đó họ sẽ thêm nhiều sữa để tăng Protein. Tuy nhiên ngay cả khi họ đã cắt giảm 25% lượng chất này thì nó cũng không sẽ không thể được coi là có lợi cho sức khỏe vì sau khi cắt giảm, trong một hộp sữa chua vẫn sẽ còn đến khoảng 20 gram đường.

Sử dụng như thế nào là hợp lý ?

Từ năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị nên hạn chế những loại đường nhân tạo ở mức dưới 10% tổng năng lượng mỗi ngày. Không nên cắt giảm hoàn toàn lượng ngọt này, nhưng chúng ta nên sử dụng đường từ các nguồn tự nhiên từ trong rau quả trái cây.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo hạn chế lượng đường phụ gia hàng ngày. Một ngày nam giới chỉ nên tiêu thụ khoảng  38 gram và khoảng 25 gram ở nữ giới. Giới hạn cho trẻ em là trong khoảng từ 12 - 25 gram đường mỗi ngày.

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác