DAVIDHEALTH VIETNAM - DAVID HEALTH VIETNAM

Tác dụng của keo ong trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP từ những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày

Share Ngày đăng: 06:29:39 - 18/01/2018 - Số lượt người xem: 3165

Khoa Sinh học & Dược lý, Trường Đại học Vet. Med. , Đại học Baghdad


 

Tóm tắt:

Mục tiêu của nghiên cứu này liên quan tới việc cô lập vi khuẩn HP. Mẫu sinh thiết lấy từ 25 bệnh nhân bị viêm loét dạ dày từ bệnh viện. Từ mỗi bệnh nhân, hai mẫu sinh thiết được lấy và sử dụng để phát hiện vi khuẩn HP.

Nghiên cứu sử dụng 8 loại kháng sinh (trong đó có kháng sinh ampicilin) và 5 nồng độ keo ong thí nghiệm là 12.5, 25, 50, 100 và 200 mg/ml.

Kết quả cho thấy 7/8 loại kháng sinh tác dụng với vi khuẩn HP trong khi đó ampicilin không có tác dụng. Bên cạnh đó sự tập trung của keo ong được thấy ở những vùng ức chế vi khuẩn HP. Keo ong ở nồng độ 100 và 200 mg/ml cho thấy hoạt động đáng kể so với các chất kháng sinh.

 

1. Nguyên nhân loét dạ dày

Loét dạ dày xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa ảnh hưởng tổn hại của acid dạ dày và enzyme tiêu hóa pepsin và cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày từ các chất này. Hoạt động của vi khuẩn HP được coi là nguyên nhân chính gây nên viêm loát dạ dày cũng như dẫn tới ung thư dạ dày.

 

Nguyên nhân chính thứ 2 gây loét dạ dày là do sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs), nhất là những người lớn tuổi, tác động của các yếu tố môi trường đặc biệt là việc hút thuốc.

 

Trong nhiều năm qua, việc điều trị viêm loét dạ dày tập trung vào việc trung hòa axit dạ dày, ức chế sự bài tiết của nó hoặc để tăng cường bảo vệ niêm mạc nhưng việc xác nhận vai trò trung tâm của vi khuẩn HP là một hướng tiếp cận mang tính cách mạng.

 

Nghiên cứu này có liên quan tới việc sử dụng các loại thuốc thay thế mà hiện nay được sử dụng trong nhiều nước khác nhau trên thế giới.

 

2. Chuẩn bị thí nghiệm

Nguyên liệu: nguyên liệu được mua tại các siêu thị tại Syria. Các nguyên liệu được sấy khô.

Bệnh nhân dao động tuổi từ 25-65 tuổi, đã được chẩn đoán bị loét dạ dày tá tràng. 2-3 mẫu sinh thiết được lấy từ mỗi bệnh nhân trong quá trình nội soi.

 

Kiểm tra độ nhạy cảm của các mẫu sinh thiết chứa vi khuẩn Hp với 8 loại thuốc kháng vi khuẩn: clarithromycin, amoxicillin, Spiramycin, oxacillin, ampicillin, gantamicin, trimethoprim và metronidazole. Sau khi đưa kháng sinh vào các mẫu này được ủ trong các phương tiện truyền thống trong 48 – 72h.

 

Các mẫu keo ong có nồng độ 12.5, 25, 50, 100 và 200 mg/ml tiến hành làm thí nghiệm tương tự trong nhiệt độ 35-37C từ 3-5 ngày.

 

3. Kết quả

- Tác động của các nhóm kháng khuẩn đối với HP

Sau khi thực hiện các thí nghiệm, 8 loại kháng khuẩn thì chỉ có 7 loại có tác dụng với vi khuẩn HP (trong một vùng vi khuẩn phát triển và HP phát triển mạnh) trong đó Clarithromycin cho thấy có tác dụng hiệu quả nhất với vùng ức chế đường kính là 16.88 ± 0.5mm (p>0.05), theo sau đó là spiramycin 15.44 ± 0.44mm,(p>0.05). So sánh với các loại kháng khuẩn khác thì Metronidazole có hiệu quả tác dụng thấp nhất chống lại H. pylori 10.44 ± 0.32mm, (p>0.05). Tuy nhiên, ampicillin lại không có tác dụng tới H. pylori.

 

- Tác dụng của các mức keo ong nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn HP.

Keo ong cho thấy có tác dụng ức chế lớn nhất trong mọi thử nghiệm, vùng đường kính ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp được giới thiệu ở bảng 2. Tác dụng tốt nhất ở mức nồng độ 200mg/ml. Tuy nhiên ở mức nồng độ thấp nhất 12.5 mg/ml keo ong cũng cho thấy sự hiệu quả của mình.

 

Việc so sánh các vùng ức chế và hoạt động chống lại vi khuẩn H. pylori; giữa các nồng độ khác nhau của keo ong, với các nhóm kháng khuẩn khác nhau đã được thực hiện.

 

Mặc dù theo các nghiên cứu vi khuẩn HP khá là nhạy cảm đối với nhiều loại thuốc kháng khuẩn nhưng nó lại rất khó để tiêu diệt tại dạ dày do chúng sống dưới niêm mạc dạ dày và chúng có thể di chuyển vào lớp biểu mô hoặc lớp cơ của thành dạ dày.

 

Trong quá trình sống, vi khuẩn HP sản xuất ra một lượng các chất hóa học như urease, catalase và độc tố có khả năng bảo vệ chúng trong môi trường acid và gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, đặc biệt là urease. Tại dạ dày, dưới tác dụng của urease, urê bị phân hủy tạo thành các hợp chất kiềm như ammonium chloride (NH4Cl) và monochloramine để bảo vệ vi khuẩn HP.

Trong các mẫu keo ong khác nhau, có rất nhiều chất kết hợp với nhau chịu trách nhiệm cho hoạt tính chống khuẩn của keo ong. Tại Bulgaria và một vài quốc gia địa trung hải, keo ong chứa các hoạt chất chính là flavonoids và các este của phenolic axit và các axit ferulic (flavonoid và esters of phenolic acids được biết đến với các hoạt tính chống khuẩn cao).

 

Mặc dù tác dụng ức chế của keo ong trên các khuẩn Gram (dương) đã được chứng minh nhưng tác dụng chống lại vi khuẩn HP vẫn đang có khá nhiều tranh cãi. Cho ví dụ keo ong đã thể hiện tốt các hoạt động chống lại vi khuẩn Haemophillus influenzae và vi khuẩn Moraxella catarrhalis, nhưng không chống lại vi khuẩn Enterobacteriaceae. Điều này có thể giải thích là do các vi khuẩn Gram âm có lớp lipopolysaccharide ( LPS lớp màng ngoài của vách vi khuẩn) cùng với các tổ hợp proteins phức tạp có khả năng ngăn chặn đường thâm nhập của các chất không mong muốn vào tế bào vi khuẩn Gram âm so với vi khuẩn Gram dương. Tuy nhiên, lớp lipopolysaccharide (LPS) của vi khuẩn Hp có hoạt tính sinh học thấp so với các LPS cấu tạo của các vi khuẩn Gram âm khác. Gần đây nhiều báo cáo về việc chống vi khuẩn Hp của keo ong xanh Brazil (labdane loại Diterpenic và một số hợp chất phenolic prenylated là chất kháng khuẩn chính)

 

Kết Luận

Trong nghiên cứu này, cho thấy Keo ong với nồng độ khác nhau (12.5, 25, 50, 100, 200) mg / ml có hoạt động đáng kể khả năng chống lại H.pylori với đường kính trung bình của khu vực ức chế (10 ± 0,322, 16 ± 0,533, 18.66 ± 0,381, 20.55 ± 0,367, 24.33 ± 0,3) mm tương ứng, do đó mức độ kháng khuẩn tỉ lệ thuận với nồng độ keo ong. Điều này có thể được cho là do khi ta tăng nồng độ keo ong thì các chất có tác dụng ức chế hoạt động, kháng khuẩn cũng tăng lên đặc biệt là các flavonoid, phenol axit, pinocembrin, axit caffeic, axit cinnamic và pinobanksin. Loại keo ong mà chúng ta sử dụng trong nghiên cứu này là keo ong châu Âu, có chứa khoảng 20% flavonoid. Tùy thuộc vào khu vực địa lí mà keo ong sẽ có chất lượng khác nhau (keo ong xanh Brazil là tốt nhất). Theo các báo cáo, việc Hp kháng các loại kháng sinh là 1 vấn đề ngày càng gia tăng. Hiện có rất nhiều báo cáo kháng thuốc kháng sinh trong một quần thể nghiên cứu. Ví dụ, kháng sinh metronidazole bị Hp kháng thay đổi từ 10 đến 80% giữa các vùng địa lý khác nhau.

 

Ghi chú: Thông tin 1 số loại vi khuẩn có tên trong nghiên cứu (from Wikipedia)

Haemophilus influenzae là vi trùng thuộc loại cầu trực khuẩn Gram âm được bác sĩ Richard Pfeiffer tìm ra năm 1892 trong một trận dịch cúm. Từ đó, Haemophilus influenzae bị "đổ oan" là nguyên nhân của bệnh cúm cho đến năm 1933 khi khoa học tìm ra siêu vi trùng bệnh cúm. Tuy nhiên, Haemophilus influenzae vẫn là một vi trùng đáng ngại cho sức khỏe loài người.

 

Moraxella catarrhalis là căn nguyên gây ra phần lớn các trường hợp mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, đặc biệt hiện nay được coi như tác nhân gây bệnh viêm tai giữa phổ biến thứ ba sau Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Trong khi đó M. catarrhalis hiện đã kháng lại hầu hết các chất kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, chỉ còn nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 2, 3 và ciprofloxacin thuộc họ quinolon.


Enterobacteriaceae hay họ Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn Gram âm gồm các loài vi khuẩn vô hại, các loài gây bệnh nhưSalmonella, Escherichia coli, Yersinia pestis, Klebsiella và Shigella. Đây là họ duy nhất của bộ Enterobacteriales thuộc lớp Gammaproteobacteria

< Quay lại Kế tiếp >
Các bài khác